Những điều cần biết về bệnh viêm ống tai ngoài
Hiện nay, các bệnh về tai mũi họng khá phổ biến đặc biệt là những bệnh về tai trong đó có bệnh viêm ống tai ngoài là 1 bệnh khá phổ biến và thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Điều trị bệnh không phải quá khó khăn, nhưng nếu để lâu cũng sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm đến thính lực.
Những điều cần biết về bệnh viêm ống tai ngoài
Bệnh viêm ống tai ngoài là gì?
Ống tai ngoài là phần nằm phía ngoài của tai, vị trí giữa vành tai và màng nhĩ. Trong khi ống tai ngoài ứ đọng nước, thì vi khuẩn, nấm có điều kiện thuận lợi để phát triển gây nên bệnh viêm ống tai ngoài. Bệnh thường xảy ra ở người do để nước ứ đọng trong tai hoặc người hay đi bơi.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở nước ta do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm cùng với thói quen ngoáy tai bằng dụng cụ không sạch hay lau tai quá nhiều lần dẫn tới trầy xước lớp da bảo vệ ống tai tạo điều kiện cho vi trùng và nấm xâm nhập, gây viêm.
Viêm ống tai ngoài có các dạng: Viêm ống tai ngoài cấp tính; Viêm vành tai; Viêm ống tai ngoài mạn tính và Viêm ống tai ngoài ác tính.
Triệu chứng bệnh viêm ống tai ngoài
Triệu chứng phổ biến của bệnh là ngứa tai nên người bệnh sẽ thường xuyên dùng ngón tay ngoáy vào trong lỗ tai hoặc là nghiêng đầu, đập tay vào bên tai bệnh.
- Giai đoạn đầu
Bệnh nấm ống tai gây ra ngứa sâu trong tai với cảm giác sưng rất khó chịu. Đôi khi sẽ thấy chảy dịch ra ngoài hoặc ngoáy tai sẽ thấy có dịch ướt màu nâu vàng.
- Giai đoạn toàn phát
Lâu ngày lớp biểu bì ống tai bị bong tróc hòa trộn với tổ chức nấm hình thành vảy, làm bít hẹp ống tai hay che lấp bề mặt màng nhĩ gây nên triệu chứng ù tai và giảm thính lực.
Nếu có nhiễm trùng cơ hội kết hợp gây ra viêm ống tai ngoài thì sẽ có triệu chứng sưng đau trong tai, đau tăng lên khi kéo vành tai.
Trong 1 số trường hợp cục nấm phát triển làm bịt kín ống tai ngoài, có thể có những biểu hiện sốt, kêu ù tai, nghe kém 1 bên.
Thấy các biểu hiện này bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được khám bệnh và điều trị nấm tai, các bệnh chuyên khoa kèm theo (viêm tai giữa, viêm mũi họng,...) nếu có.
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm ống tai ngoài
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm ống tai ngoài, nhưng bệnh chủ yếu được xuất hiện do những nguyên nhân chính như sau:
- Đưa các vật thể lạ vào bên trong của tai như: tăm bông, dụng cụ lấy ráy tai gây trầy xước và vi khuẩn từ ráy tai theo đó xâm nhập vào gây nên bệnh viêm ống tai ngoài.
- Người tiếp xúc với nước quá mức trong tai như: bơi lội hoặc thậm chí là tắm thường xuyên. Khi nước lọt trong ống tai (bị mắc kẹt bên trong) da gây ẩm ướt hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây ra bệnh phát triển.
- Việc sử dụng các sản phẩm như: bồn tắm bong bóng, thuốc xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu có thể gây nên kích ứng ống tai và dẫn tới tình trạng nhiễm trùng ống tai.
- Thường xuyên đeo tai nghe hay sử dụng nút tai, máy trợ thính cũng gây nên các kích ứng làm xuất hiện bệnh viêm ống tai ngoài.
- Những người mắc bệnh viêm da hoặc vảy nến cũng là 1 đối tượng bệnh viêm ống tai ngoài có mủ tìm đến.
Điều trị viêm ống tai ngoài
Điều trị viêm ống tai ngoài do vi trùng:
Các thuốc nhỏ tai chứa chất kháng sinh hoặc các chất acid rất hữu hiệu trong việc điều trị. Thuốc nhỏ thẳng vào ống tai, thường là từ 3-4 giọt ngày 2 tới 4 lần tùy loại thuốc. Nên dùng thuốc thêm khoảng 3 ngày sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm.Tuy nhiên, những trường hợp nặng, cũng có thể phải dùng thuốc đến 10-14 ngày.
Trường hợp ống tai nhiều ráy và mủ: Ống tai cần được bác sĩ lau sạch trước khi nhỏ thuốc. Cũng có trường hợp ống tai bị nhiễm trùng sưng nhiều và hẹp lại, thuốc không vào được thì đặt 1 dụng cụ dẫn thuốc vào ống tai. Sau đó nhỏ thuốc cách nhau 3-4 tiếng. Cứ 2-5 ngày, khám lại tai, cho đến khi ống tai không còn sưng nữa, bác sĩ sẽ lấy dụng cụ dẫn thuốc đặt vào tai ra.
Điều trị viêm ống tai ngoài do nấm:
Làm sạch ống tai bằng cách hút ra hết các chất tiết dơ bẩn là căn bản trong chữa trị. Sau đó thuốc nhỏ tai chứa chất acid, nhỏ từ 3-4 lần mỗi ngày trong vòng khoảng 5-7 ngày, sẽ giúp giải quyết vấn đề.
Nếu bệnh chưa được chữa dứt điểm, thì nhỏ tai bằng thuốc cotrimin (clotrimazole 1% solution). Các thuốc nhỏ Merthiolate, resylate sẽ hữu hiệu hơn. Nếu thấy màng nhĩ bị thủng thì dùng thuốc nhỏ Tinactin (tolnafate 1% solution). Các thuốc kể trên đều dùng giống nhau: nhỏ 3-4 giọt ngày 2 lần trong 7 ngày. Khi thuốc nhỏ tai nhưng không khỏi, thì cần đến thuốc uống trị nấm đặc trị.
Bệnh viêm ống tai ngoài nên kiêng ăn gì?
Với những bị viêm ống tai ngoài thì nên kiêng những thực phẩm dưới đây để tốt cho quá trình chữa bệnh và đảm bảo cho sức khỏe. Cụ thể:
- Các loại thực phẩm giúp làm tăng đường huyết
Không nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng làm tăng đường huyết như: đường, bánh mì, chè, ... Khi ăn các loại thức ăn này, cơ thể giải phóng nội tiết tố insulin nhiều hơn so với mức bình thường, làm tăng lượng đường huyết 1 cách nhanh chóng và cũng hạ đường huyết 1 cách đột ngột gây triệu chứng chóng mặt, ù tai.
- Thức ăn cay, nóng
Thức ăn cay, nóng không tốt cho bệnh nhân muốn điều trị bệnh viêm ống tai ngoài. Việc sử dụng loại thức ăn này sẽ khiến cho tai bị ù, không nghe rõ. Đặc biệt, các loại gia vị cay như ớt, tiêu, mù tạt, ... sẽ gây đau nhức tai và làm bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Những thực phẩm ăn nhanh và nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh và nhiều dầu mỡ luôn là không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài tuyệt đối không nên ăn những loại thức ăn nhanh, đồ uống có cồn và chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá, cà phê, ... Những loại thực phẩm này sẽ khiến người bệnh viêm ống tai ngoài bị đau nhức tai hơn và gây ra 1 số biến chứng phức tạp về tai.
- Các loại thức ăn khô cứng
Thức ăn khô cứng, khó nuốt khiến cơ khớp và cơ hàm phải hoạt động liên tục ở 1 cường độ cao. Điều này làm cho khả năng hồi phục của loa tai bị gián đoạn, gây ra bất lợi cho người bệnh bị viêm ống tai ngoài. Nếu sử dụng các loại thực phẩm này thường xuyên, bệnh sẽ lâu khỏi và dễ chuyển từ tình trạng cấp tính sang mãn tính.
Bệnh viêm ống tai ngoài nên ăn gì?
- Thực phẩm có nhiều i-ốt
I-ốt là 1 trong những chất tốt cho người bi viêm tai ngoài, bởi theo bác sĩ i-ốt sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh viêm ống tai ngoài nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. 1 số thực phẩm giàu i-ốt bạn nên bổ sung như: rong biển, tảo biển, cá biển, ...
- Các loại thức ăn mềm
Chọn các loại thức ăn mềm thay cho việc sử dụng các thức ăn cứng sẽ giúp cho cơ miệng không phải hoạt động quá nhiều, từ đó tai sẽ không bị tác động đến. 1 số loại thực phẩm có thể chế biến mềm và mang lại dưỡng chất tốt cho tai như: cà tím, gan bò, ... Các thực phẩm này cung cấp các chất cần thiết giúp làm tăng cường thính giác và bảo vệ lớp niêm mạc của tai. Ngoài ra, người bệnh nên sử dụng các thức ăn mềm như: cháo, miến, bún, cơm dẻo, ... để làm giảm quá trình nhai của cơ miệng và không tác động mạnh cũng như làm tổn hại đến tai.
- Thực phẩm giàu vitamin
Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D và E có tác dụng rất tốt làm giảm tình trạng viêm xương chũn trong tai. Vì vậy, bạn có thể bổ sung các thực phẩm như dầu đậu nành, dầu hướng dương, ...
Bên cạnh đó, 1 số thực phẩm giàu vitamin C cũng được khuyên dùng. Bạn nên cung cấp đầy đủ rau xanh, trái cây, chất xơ,... để tăng cường sức đề kháng, giúp cho cơ thể ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên bổ sung thêm vitamin B12 để không bị nhức đầu, từ đó bệnh nhân cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
Xem thêm:
- Viêm tai ngoài ở trẻ nên uống thuốc gì?
- Nên làm gì khi trẻ bị viêm ống tai ngoài?