Những điều cần biết về bệnh suy tim trái

Tim trái đảm nhiệm chức năng co bóp giúp đưa dòng máu giàu oxy được hút về từ phổi đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, khi bị suy tim trái sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Những điều cần biết về bệnh suy tim trái Những điều cần biết về bệnh suy tim trái

Tim trái đảm nhiệm chức năng co bóp giúp đưa dòng máu giàu oxy được hút về từ phổi đi nuôi dưỡng các tế bào trong cơ thể. Chính vì vậy, khi phần bên trái của tim bị suy yếu dẫn tới không thể thực hiện chức năng của mình, sẽ gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây ra suy tim trái

Bất kỳ yếu tố nào làm cản trở tới quá trình bơm máu của tim trái cũng đều có thể trở thành các nguyên nhân gây suy tim trái. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tim trái bao gồm:

  • Tăng gánh thất trái: Tim trái gặp phải các lực cản lớn khi đẩy máu đi, thường gặp ở bệnh tăng huyết áp, hẹo van/ eo động mạch chủ hay quá nhiều máu vào thất trái do bệnh hở van động mạch chủ, thông liên thất, hở van 2 lá ...
  • Tổn thương cơ tim: gặp trong 1 số bệnh lý như thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim giãn hoặc cơ tim phì đại, viêm cơ tim do thấp, nhồi máu cơ tim hay nhiễm độc, nhiễm trùng...
  • Bên cạnh những nguyên nhân trên, suy tim trái còn do các bệnh lý ngoài tim gây ra như tăng áp động mạch phổi, hen phế quản,... và bác sĩ còn đưa ra các yếu tố làm ảnh hưởng tới quá trình tiến triển của bệnh như độ tuổi, các bệnh lý khác kèm.

Triệu chứng điển hình của suy tim trái

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-suy-tim-trai-body-1

Những triệu chứng của suy tim trái thường có biểu hiện ở phổi, bởi lẽ tim trái suy yếu dẫn tới không thể hút máu từ phổi trở về đầy đủ. Máu bị ứ đọng tại phổi gây ra một số triệu chứng điển hình như:

  • Khó thở: đây là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh suy tim trái. Khó thở lúc đầu chỉ xuất hiện khi gắng sức, về sau biểu hiện này thường xuyên hơn và giảm khi nghỉ ngơi. Cơn khó thở thường sẽ xảy ra vào ban đêm hay còn được gọi là “cơn hen tim”, nguyên nhân là bởi dây thần kinh X (điều khiển nhịp tim, nhịp thở...) bị kích thích quá mức trong khi ngủ, cùng với sự ứ trệ máu tại phổi tăng lên khi nằm khiến cho người bệnh thường phải ngồi dậy hoặc là kê cao gối để dễ thở hơn.
  • Ho: đôi khi người bệnh có thể ho ra các chất nhầy hoặc bọt có lẫn máu.
  • Mệt mỏi: thường tăng lên lúc người bệnh gắng sức. Nguyên nhân là bởi các cơ quan không được nhận đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là não bộ.
  • Đau ngực: Thường xảy ra đối với người bệnh suy tim trái do nguyên nhân viêm cơ tim hay bệnh mạch vành...
  • Nhịp tim nhanh: gây trống ngực, có thể phát triển những rối loạn nhịp và nguy hiểm đe dọa tính mạng.
  • Tăng cân đột ngột: do ứ trệ dịch trong cơ thể khiến cho người bệnh tăng cân bất thường.

Nếu có tiền sử suy tim trái mà do tăng huyết áp, bệnh mạch vành, biến đổi cấu trúc cơ tim nếu có dấu hiệu khó thở, đau ngực nhiều, mệt cần đi khám lại để theo dõi tiến triển của bệnh. Bởi vậy mà những dấu hiệu triệu chứng suy tim khá quan trọng, nó có thể là các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm hay bệnh trở nặng

Suy tim trái có thực sự nguy hiểm không?

  • Biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng suy tim trái là phù phổi cấp. Điều kiện để xảy ra triệu chứng này là tim bên phải vẫn còn khỏe kết hợp với việc gắng sức hoặc tác động tâm lý đột ngột.
  • Cơn phù phổi cấp xuất hiện đột ngột với các triệu chứng khó thở dữ dội, dịch cùng bọt khí trào ra từ mũi miệng khiến cho người bệnh nhanh chóng bị rơi vào trạng thái suy hô hấp cấp. Tình trạng này còn được gọi là “chết đuối trên cạn”. Đây là 1 trường hợp nghiêm trọng cần cấp cứu kịp thời để nhằm hạn chế rủi ro cho người bệnh.
  • Ngoài ra, các cơ quan không nhận đủ máu tới nuôi dưỡng có thể gây ra suy giảm chức năng dẫn tới biến chứng như suy thận, xơ phổi, suy gan...

Chẩn đoán bệnh suy tim trái

Ngoài các triệu chứng mà người bệnh thường gặp phải, bác sỹ có thể tiến hành 1 số thăm khám thường quy để chẩn đoán một cách chính xác suy tim trái, chẳng hạn như:

  • Nghe tim và phổi
  • Chụp X quang lồng ngực
  • Chụp động mạch vành
  • Siêu âm tim
  • Điện tâm đồ
  • Nghiệm pháp gắng sức

Điều trị bệnh suy tim trái

Mục tiêu trong điều trị là giải quyết những nguyên nhân gây ra suy tim trái, giảm các triệu chứng, ngăn chặn suy tim tiến triển nghiêm trọng hơn và nâng cao thể trạng cho bệnh nhân. Để đảm bảo cho mục tiêu này, một số phương pháp điều trị sau có thể sẽ được thực hiện:

Thay đổi lối sống

Người bệnh cần thực hiện các chế độ ăn giảm muối, hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, các loại thực phẩm có chứa nhiều cholesterol (nội tạng động vật, hay lòng đỏ trứng...). Người bệnh nên luyện tập thể dục đều đặn thường xuyên với cường độ phù hợp với sức khỏe tim mạch, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sỹ để lựa chọn chế độ luyện tập cho phù hợp nhất.

Sử dụng thuốc

Một số các loại thuốc có thể sử dụng nhằm giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh chẳng hạn như:

  • Thuốc lợi tiểu: nhằm giải quyết tình trạng dư thừa dịch có trong cơ thể, là chỉ định quan trọng dùng trong việc xử trí cấp cứu phù phổi cấp.
  • Thuốc hạ áp: gồm các nhóm chẹn beta, hiydrailazin, nhóm ức chế men chuyển để hạ huyết áp nhằm giúp giảm bớt gánh nặng cho thất trái, hay nhóm nitrat kéo dài nhằm giúp giảm bớt triệu chứng đau ngực.
  • Thuốc trợ tim: Dii -goixin giúp làm cho tăng khả năng co bóp của cơ tim và giúp làm ngăn chặn nhịp tim nhanh bất thường.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-ve-benh-suy-tim-trai-body-2

Phẫu thuật

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra suy tim trái mà người bệnh có thể được tiến hành 1 số phẫu thuật như thay/sửa van tim nếu như do hẹp, hở van, đặt stent, nong mạch hay bắc cầu động mạch vành nếu như suy tim trái do bệnh mạch vành.

Đối với người bệnh suy tim trái mà có nguy cơ cao ngừng tim đột ngột, chỉ định đặt máy tạo nhịp tim có thể sẽ được xem xét để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải rủi ro. Trong trường hợp rất nghiêm trọng, khi các phương pháp chữa trị đều tỏ ra kém hiệu quả thì phẫu thuật thay tim có thể sẽ được tiến hành.

Suy tim trái nếu không được điều trị tốt ngay từ khi phát hiện ra, có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khó lường. Nếu bạn hay người thân của mình đang mắc phải suy tim trái thì hãy tự trang bị cho mình những kiến thức, hiểu biết cần thiết nhằm hạn chế tối đa rủi ro do việc suy tim trái gây ra, để bệnh không còn gây ra trở ngại với cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Xem thêm:

  • Suy tim sung huyết: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
  • Suy tim phải nguy hiểm thế nào?
  • Suy tim độ 3 không là mối lo nếu biết những điều này
  • 8 điều ít biết về căn bệnh suy tim
  • Những xét nghiệm chẩn đoán bệnh suy tim