Những điều cần biết trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván

Hiện nay, tại các bệnh viện lớn vẫn bắt gặp phải các trường hợp người dân bị bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện và xử trí kịp nên dẫn đến tử vong. Do đó, đừng chủ quan nếu hay bị thương, trầy xước, rách da do tai nạn lao động hay giao thông gây ra, hoặc bị uốn ván sơ sinh thì cần được tiêm phòng vắc xin uốn ván để ngừa hậu quả đáng tiếc.

Những điều cần biết trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván Những điều cần biết trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván

Hiện nay, tại các bệnh viện lớn vẫn bắt gặp phải các trường hợp người dân bị bệnh uốn ván nhưng không được phát hiện và xử trí kịp nên dẫn đến tử vong. Do đó, đừng chủ quan nếu hay bị thương, trầy xước, rách da do tai nạn lao động hay giao thông gây ra, hoặc bị uốn ván sơ sinh thì cần được tiêm phòng vắc xin uốn ván để ngừa hậu quả đáng tiếc.

Đặc điểm của bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là bệnh cấp tính, có tỷ lệ tử vong cao do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván có tên Clostridium tetani gây ra. Trong điều kiện yếm khí, trực khuẩn phát triển tại vết thương, sau đó đưa ngoại độc tố vào máu và tấn công bản vận động thần kinh - cơ khiến cho người bệnh bị co cứng cơ đồng thời xuất hiện các cơn co giật trên nền cứng đó.

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm độc, vết thương ở đâu, độ rộng vết thương, điều kiện yếm khí tại vết thương thì biểu hiện triệu chứng lâm sàng có thể là khu trú hoặc uốn ván toàn thể.

Thời gian ủ bệnh là 4-21 ngày, trung bình khoảng 7-10 ngày. Người bệnh dễ tử vong do suy hô hấp, ngừng tim và rối loạn thần kinh thực vật.

Điều kiện hồi sức cấp cứu, điều trị sớm hay muộn sẽ quyết định đến tỷ lệ tử vong. Thông thường, tỷ lệ chết cao, chiếm 10-80%. Người bệnh được xử trí bằng cách mở rộng vết thương, loại bỏ điều kiện yếm khí, dùng kháng sinh diệt vi khuẩn kết hợp liệu pháp huyết thanh để chống co giật và giúp hồi sức tốt.

Vắc xin uốn ván là gì?

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-tiem-phong-vac-xin-uon-van-body-1

Như đã nói, khi vết thương trầy xước, rách da thì tại đây, trực khuẩn uốn ván từ môi trường bẩn xâm nhập vào gây bệnh. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là tiêm phòng uốn ván.

Vắc xin uốn ván là vắc xin bảo vệ sức khỏe con người trước những tác nhân gây hại của trực khuẩn uốn ván. Hiện nay, có vắc xin uốn ván đơn thuần và vắc xin uốn ván phối hợp phòng nhiều bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván. Vắc xin uốn ván truyền thống được sử dụng nhiều là vắc xin uốn ván hấp phụ. Khi sử dụng bất cứ loại vắc xin nào cũng phải được bác sĩ tư vấn, chỉ định và hướng dẫn.

Vậy vắc xin uốn ván sử dụng khi nào?

Phòng ngừa uốn ván bằng cách tiêm vắc xin uốn ván là điều nên làm. Hiện được sử dụng nhiều là vắc xin uốn ván hấp phụ có giá trị bảo vệ trong thời gian 5 năm.

Vắc xin uốn ván được tiêm để tạo miễn dịch cho người lớn và trẻ em, người hay hoạt động các công việc dễ chấn thương, phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, bà bầu (phòng bệnh uốn ván sơ sinh).

Khi tiêm sẽ có tác dụng phụ như nổi quầng đỏ chỗ tiêm, sưng nhẹ, sốt nhẹ và tự mất. Vắc xin này được khuyến cáo chống chỉ định với người đang có bệnh cấp tính, có phản ứng lần tiêm trước, đang dùng thuốc corticosteroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

Có nên tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu?

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-tiem-phong-vac-xin-uon-van-body-2

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu để ngừa bệnh cho mẹ và uốn ván rốn sơ sinh cho con trong thai kỳ, khi sinh và sau sinh. Nếu mẹ không tiêm, không may con bị uốn ván thì nguy cơ 95% trẻ tử vong.

Nếu bà bầu mang thai lần đầu và chưa tiêm uốn ván trong 5 năm gần nhất thì cần 2 mũi vắc xin phòng bệnh này. Mũi đầu tiêm trong 3 tháng giữa thai kỳ, mũi 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu 1 tháng và trước khi sinh tối thiểu 1 tháng.

Mẹ bầu nên hỏi bác sĩ trước khi tiêm uốn ván khi ở trong các trường hợp : Bị bệnh khớp, thận, cúm, mang đa thai, có nguy cơ sinh non,...

Vắc xin uốn ván bao nhiêu tiền ?

Vắc xin phòng uốn ván đơn thuần (chỉ phòng 1 bệnh) và vắc xin phối hợp phòng nhiều bệnh sẽ có giá khác nhau. Đối với bà bầu thường được sử dụng vắc xin đơn thuần.

Hiện nay, vắc xin bán lẻ tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ có giá 95.000 đồng đối với vắc xin VAT của Việt Nam; 100.000 đồng đối với vắc xin SAT (huyết thanh kháng độc tố uốn ván) của Việt Nam. Ngoài ra, giá vắc xin phối hợp 6 trong 1 của Bỉ là 915.000 đồng.

Xem thêm:

  • Không tiêm phòng uốn ván: Mẹ bầu có thể gặp nguy hiểm
  • Chích ngừa uốn ván ở đâu giá hợp lý tại TP. HCM?