Những điều cần biết khi trước khi niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ đang được ưa chuộng vì đảm bảo thẩm mỹ, lại an toàn so với các phương pháp làm đẹp răng "cấp tốc" khác. Trước khi niềng răng bằng phương pháp này, bạn cần trang bị kiến thức để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Những điều cần biết khi trước khi niềng răng mắc cài sứ Những điều cần biết khi trước khi niềng răng mắc cài sứ

Từ lâu, hàm răng đẹp được xem như một vũ khí lợi hại làm sáng bừng khuôn mặt, thu hút mọi ánh nhìn. Hướng tới cái đẹp, nhu cầu niềng răng thẩm mỹ ngày càng được ưa chuộng vì vừa giữ được hàm răng thật quý báu vừa cải thiện nụ cười. Một phương pháp niềng răng mới hiện nay là niềng răng cài mắc sứ. Vậy niềng răng mắc cài sứ có tốt hơn phương pháp niềng với mắc cài kim loại truyền thống hay không? Cùng Vicare tìm hiểu về phương pháp niềng răng này qua bài viết sau đây.

Niềng răng mắc cài sứ khác với niềng răng truyền thống như thế nào?

Niềng răng chỉnh nha là phương án được khá nhiều người lựa chọn để giải quyết các vấn đề sai lệch của hàm răng như hô, móm, răng mọc lệch lạc với hiệu quả cao mà không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng.

Phương pháp này được áp dụng hơn hơn 50 năm và ngày càng được cải tiến để đạt chất lượng và hiệu quả cao hơn. Trước đây niềng răng mắc cài kim loại là phương án duy nhất và không có sự lựa chọn khác để niềng răng. Mắc cài kim loại đem lại hiệu quả cao nhưng xét về tính thẩm mỹ thì lại là ác mộng. Việc mang một bộ niềng kim loại trên hàm răng khiến nhiều người không còn thoải mái, tự tin nữa. Nhưng vì hiệu quả làm đẹp, họ vẫn chấp nhận vì thời gian niềng răng cũng chỉ trong khoảng 2 - 3 năm mà thôi.

Nhưng điều đó hiện nay không còn là nỗi ám ảnh nữa khi niềng răng mắc cài sứ ra đời. Đây là một trong những phương pháp niềng răng chỉnh nha có nhiều ưu điểm vượt trội để giúp bạn có một hàm răng khỏe đẹp.

Niềng răng mắc cài sứ cũng giống niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là đều sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về vị trí mong muốn.

Điểm khác nhau duy nhất chính là chất liệu làm mắc cài, ở đây là mắc cài sứ nhỏ gọn, thiết kế đẹp và có màu sắc mắc cài gần trùng với màu sắc răng nên khó nhận biết khi nhìn thoáng qua. Khi niềng, mắc cài đính trên răng không quá nổi bật, điều này giúp cải thiện tính thẩm mỹ trong quá trình niềng, giúp người dùng cảm thấy tự tin hơn khi cười để lộ mắc cài. Phương pháp niềng răng mắc cài sứ rất được ưa chuộng hiện nay.

Phân loại niềng răng mắc cài sứ

Có hai loại niềng răng mắc cài sứ thông dụng

  • Niềng răng mắc cài sứ cổ điển: sử dụng mắc cài sứ có màu giống như
    màu răng thật, khi mang mắc cài sứ thì người đối diện khó nhận ra bạn đang
    niềng răng. Tính thẩm mỹ nhưng còn hạn chế vì giá thành cao hơn mắc cài kim loại inox
  • Niềng răng mắc cài sứ tự động: đây là mắc cài hiện đại với kết quả nhanh chóng, hiệu quả hơn so với mắc cài cổ điển. Sự kết hợp của những mắc cài với những dây cung hiện đại mang đến kết quả tốt và đáng tin cậy hơn. Để di chuyển răng, một nắp trượt trên mắc cài như là một nắp đậy để giữ chặt dây cung vào khe mắc cài. Do tính năng tự động trượt của mắc cài nên không cần dùng thun buộc, giúp giảm đau tối đa, vệ sinh dễ dàng, số lần tái khám ít hơn mắc cài cổ điển và thời gian niềng răng cũng được rút ngắn đáng kể.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-khi-truoc-khi-nieng-rang-mac-cai-su-body-1

Niềng răng mắc cài sứ áp dụng cho đối tượng nào?

Không phải tất cả mọi người đều có thể sử dụng niềng răng mắc cài sứ, vì nó không thích hợp đối với những người có vấn đề về hàm. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên niềng răng bằng mắc cài kim loại nếu bạn chơi môn thể thao mạnh và công việc tương tự khác. Một số loại răng có thể niềng bằng mắc cài sứ:

  • Răng hô vẩu: hàm trên chìa ra quá lớn so với hàm dưới. Tuy nhiên, với hô do răng thì có thể niềng, còn với hô do hàm thì nên phẫu thuật mới khắc phục được.
  • Răng móm: còn gọi là khớp cắn ngược, hàm dưới đưa ra quá mức so với hàm trên. Răng bị móm khiến cho việc ăn nhai thức ăn khó khăn, mất thẩm mỹ khuôn mặt và ảnh hưởng đến tâm lý, tự ti về nụ cười.
  • Răng thưa: thưa do mất răng hoặc kích thước của răng nhỏ hơn kích thước cung hàm, răng mọc không đủ để lấp đầy khoảng trống, làm xuất hiện các khe hở giữa răng, đặc biệt thường gặp nhất là hở giữa hai răng cửa.
  • Răng mọc lộn xộn, chen chúc: răng mọc không đúng vị trí, chồng chéo, đè lên nhau, răng khểnh... Với trường hợp chen chúc này thì trước khi niềng răng thường nhổ bỏ răng thừa để đạt hiệu quả cao hơn.

Các bước niềng răng mắc cài sứ cơ bản

  • Khám và tư vấn: nha sĩ kiểm tra tình hình sức khỏe tổng quát và tình trạng của hàm răng, tư vấn phương pháp phù hợp với từng trường hợp để đạt được kết quả tốt nhất.
  • Chụp cấu trúc răng và xương hàm: có thể chụp X-quang hàm hoặc CT 3D để xem chính xác cấu trúc và tình trạng xương hàm.
  • Vệ sinh răng miệng (nếu cần): làm sạch răng miệng, cạo vôi răng để loại bỏ những tạp chất còn tồn đọng trên bề mặt răng. Trường hợp răng sâu hoặc răng bị vỡ phải được khắc phục trước khi niềng răng.
  • Tiến hành gắn mắc cài sứ và đeo dây cung niềng lên răng: gắn mắc cài lên bề mặt đồng thời tạo lực siết dây cung để kéo chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn dựa theo hình dạng dây cung.
  • Giữ vệ sinh răng miệng trong suốt thời gian đeo mắc cài, tùy thuộc vào tình trạng răng mà đeo trong 2 – 3 năm (hoặc hơn nữa). Tái khám thường xuyên theo lịch hẹn, giai đoạn đầu thường tái khám sau 1 tuần, sau đó có thể 2 tuần mới quay lại, khi răng bắt đầu ổn định vị trí thì lịch hẹn có thể sau 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng...
  • Tháo mắc cài và dây cung: sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, răng của bẹn đã hoàn thiện thì tiến hành tháo mắc cài. Tuy nhiên bạn vẫn phải đeo một hàm di động (có thể tự tháo lắp khi ăn, khi ngủ...) trong một thời gian để tránh răng bị “chạy”. Kết quả cuối cùng còn phụ thuộc vào việc chăm sóc của từng người.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-khi-truoc-khi-nieng-rang-mac-cai-su-body-2

Ưu điểm của niềng răng mắc cài sứ

  • Tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài kim loại.
  • Hiệu quả chỉnh nha cao do mắc cài sứ bám chặt trên răng, chịu được tác động của lực kéo ở mọi góc độ, giúp răng nhanh chóng đều đặn, rút ngắn thời gian chỉnh nha.
  • Niềng răng mắc cài sứ tự động có cấu tạo nắp trượt, giúp dây cung cố định trong các rãnh của mắc cài, làm giảm đáng kể lực ma sát giữa dây cung với răng, hạn chế sự ê buốt khi đeo bộ dụng cụ niềng răng.
  • An toàn cho sức khỏe: mắc cài sứ được làm từ hợp kim sứ và các chất liệu vô cơ không gây kích ứng. Mắc cài sứ ít góc cạnh nên không gây vướng víu, đau đớn cho răng và nướu và niêm mạc bên trong môi, má..
  • Không bung, sút mắc cài do mắc cài đã được cải thiện trở nên cứng và bền hơn nhiều lần.

Chi phí niềng răng mắc cài sứ hiện nay

Nhìn chung, niềng răng mắc cài sứ hiện nay giá từ 30 triệu đồng trở lên cho hai hàm, giá cả dao động tùy thuộc vào độ khó của khung hàm, mức độ lệch lạc của răng... Một tin đáng mừng là đa số các phòng nha đều áp dụng hình thức chia nhỏ nhiều đợt và trả theo đợt, trả góp.

Xem thêm:

  • Niềng răng mắc cài sứ tự buộc là gì?
  • Tiến hành niềng răng mắc cài sứ có đau không?
  • Niềng răng, đừng ham rẻ