Những điều cần biết khi sinh mổ

Hiện nay tỷ lệ sinh mổ đang ngày càng gia tăng, số lượng các thai phụ được chỉ định mổ so với số lượng các ca tự nguyện là ngang nhau. Do đó các mẹ cần chuẩn bị hành trang là một tinh thần thoải mái, cập nhật các kiến thức về bảo vệ sức khỏe trước và sau khi sinh mổ để có thể chiến đấu trong công cuộc chăm sóc con trong suốt quãng thời gian sau đó.

Những điều cần biết khi sinh mổ Những điều cần biết khi sinh mổ

Có rất nhiều lý do để mẹ bầu chọn phương án sinh mổ nhưng dù là lý do nào thì mẹ bầu cũng cần lưu ý 4 bí kíp trước và sau sinh sau đây để được mẹ tròn con vuông.

1. Các nguyên nhân dẫn đến sinh mổ

Phương pháp sinh mổ được xem là phương pháp sinh khá thuận lợi và an toàn cho cả mẹ và bé hiện nay. Có khá nhiều trường hợp các mẹ bầu được bác sĩ chỉ định mổ vào kỳ thăm khám cuối nên tâm lý thường hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, sinh mổ là phương pháp có thể bảo vệ an toàn cho cả mẹ và bé cao hơn biện pháp sinh thường.

Có rất nhiều lý do để các bác sĩ chỉ định sản phụ cần phải mổ như:

  • Vị trí thai nhi không thuận với đường sinh tự nhiên: Ngôi ngang, ngôi mông
  • Thai nhi quá lớn khó đi qua được vùng xương chậu của mẹ hoặc ngược lại
  • Thai nhi quá 42 tuần, tim thai yếu
  • Suy tim
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-khi-sinh-mo-body-1

2. Tâm lý vững vàng - ca sinh mổ nhẹ nhàng

Để có được tâm thế vững vàng thoải mái, các mẹ có thể tham khảo vào gợi ý sau để có được tinh thần thoải mái nhất trước hành trình vượt cạn sắp tới:

  • Tập yoga trước khi đi sinh để lấy lại sự cân bằng
  • Trò chuyện cùng người thân để có cái nhìn thoải mái trước ca mổ
  • Nghe nhạc và khiêu vũ nhẹ nhàng cùng con như một bài tập thể lực cho cả hai mẹ con trước khi vào trận chiến.

Hành trang chuẩn bị khi đi sinh mổ như thế nào cho gọn nhẹ mà đầy đủ? Chắc hẳn đó cũng là câu hỏi của nhiều sản phụ khi được chỉ định sinh mổ. Vì bạn cần ở lại bệnh viện để theo dõi lâu hơn các ca sinh thường từ 4 đến 7 ngày nên việc chuẩn bị đồ dùng khi đi sinh sẽ gặp nhiều vấn đề hơn. Ví dụ như quần áo của mẹ mang theo cũng cần nhiều hơn, các dụng cụ vệ sinh cá nhân, đồ dùng cho em bé...

3. Cách cho con bú sau sinh mổ

Sự lo lắng của mẹ về việc cho con bú sau khi sinh hoàn toàn là có cơ sở, vì khả năng cao mẹ sẽ khó lòng cho con bú ngay sau khi sinh vì những ảnh hưởng của thuốc tê. Tuy nhiên, các bác sĩ hiện nay vẫn khuyên rằng nếu bạn có đủ sức khỏe, sau được vào phòng hồi sức thì bạn hoàn toàn có thể cho con bú sau khi sinh mổ nếu chỉ gây tê màng cứng chứ không phải gây tê toàn thân.

Ngoài ra, vấn đề về thuốc giảm đau cũng được nhiều mẹ quan tâm khi cho con bú. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, nếu quá đau không thể chịu được bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến sữa mẹ, chứ không nên chịu đau vì điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý của sản phụ sau khi sinh.

4. Tránh tạo áp lực lên vết thương do sinh mổ

Sau khi mổ, vết mổ chỉ cần một chút tác động mạnh cũng có thể khiến mẹ bầu sau sinh đau đớn vô cùng. Do đó, uống nhiều nước để làm mát cơ thể, ăn nhiều rau xanh giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn hỗ trợ bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn tránh tác động trực tiếp lên vết mổ.

vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-khi-sinh-mo-body-2

Ngoài ra, do vội vàng mong muốn lấy lại vóc dáng xưa nên các mẹ trẻ lao vào luyện tập các bài tập giữ dáng mà không biết rằng đó là điều gây nguy hiểm. Bạn cần ít nhất 7 - 10 ngày để vết thương bình phục và kiêng các việc nặng cũng như đi bộ nhanh trong thời gian dài và các động tác thể dục nặng khác. Hãy bắt đầu bằng những động tác đơn giản rồi tăng dần lên để đảm bảo vết mổ sẽ không bị chảy máu, rách hoặc thậm chí là mồ hôi khiến vết mổ bị nhiễm trùng.

Việc nôn nóng được “yêu” trở lại cũng dễ gây đến các ảnh hưởng mạnh hơn mức bình thường lên vết mổ sau sinh có thể khiến vết mổ bị động, gây rách vết mổ, chấn động các cơ quan bên trong, chảy máu hoặc tệ hơn là gây viêm nhiễm do mồ hôi tiết ra khiến các mẹ đau đớn nhiều hơn.

5. Chăm sóc bản thân nhiều hơn sau sinh mổ

Sinh con ai cũng mong được trở thành người mẹ hoàn hảo, thế nhưng mẹ cũng là phụ nữ, cũng cần được quan tâm và lắng nghe cảm xúc của chính mình. Chăm sóc chính mình thật tốt, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, trang điểm nhẹ nhàng để luôn tươi tắn và tự tin mỗi khi xuất hiện.

Đừng ngại ngần chia sẻ việc chăm sóc em bé cho người thân nhất là ông xã để mình có thời gian nghỉ ngơi, chủ động chăm sóc bản thân để tinh thần lẫn thể xác các mẹ sau khi sinh được thoải mái.

Xem thêm:

  • Chi phí sinh mổ ở khu vực Hà Nội là bao nhiêu?
  • Một số chi phí sinh mổ ở TP.HCM mà mẹ bầu nên biết
  • Quy trình sinh mổ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội