Những điều cần biết khi điều trị bệnh bại não ở trẻ em

Điều trị bệnh bại não ở trẻ em là mối quan tâm lớn của các quốc gia hiện nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này chiếm gần 32% số trẻ tàn tật. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách thức điều trị bại não ở trẻ em với TS BS Nguyễn Thanh Liêm, Bệnh viện đa khoa Vinmec.

Những điều cần biết khi điều trị bệnh bại não ở trẻ em Những điều cần biết khi điều trị bệnh bại não ở trẻ em

Điều trị bệnh bại não ở trẻ em là mối quan tâm lớn của các quốc gia hiện nay. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh này chiếm gần 32% số trẻ tàn tật. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách thức điều trị bại não ở trẻ em với TS BS Nguyễn Thanh Liêm, Bệnh viện đa khoa Vinmec.

Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh bại não ở trẻ em?

Bại não không chỉ có một nguyên nhân nhất định, Đây là tập các rối loạn vận động giống nhau do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường như:

  • Có bất thường ở nhau thai gây rối loạn trong quá trình đưa chất dinh dưỡng và oxy đến với thai nhi.
  • Do sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
  • Người mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm vào thời kỳ đầu mang thai.
  • Trẻ bị sinh non

Dấu hiệu nào để biết trẻ bị bại não?

Trẻ thường có biểu hiện bị bại não trước 18 tháng tuổi như chậm biết bò, biết đi so với mốc phát triển bình thường. Trương lực cơ giảm, người mềm nhũn, tay chân hay buông thõng. Người cứng đờ hoặc vận động cứng nhắc. Trí tuệ chậm phát triển ở nhiều mức khác nhau.

Các dấu hiệu thường gặp:

  • Bại não thể co cứng: Rối loạn vận động do hệ thần kinh trung ương có thương tổn: Giảm trương lực cơ và khả năng vận động, cơ bị co rút, đa động gân gót, co rút cơ, cột sống biến dạng, trí tuệ kém phát triển,..
  • Bại não thể múa vờn: Trương lực cơ lúc tăng lúc giảm khó xác định ở tứ chi, có dấu hiệu tổn thương ngoại tháp như rung giật, múa vờn.
  • Bại não thể mất điều phối (thất điều): Rối loạn hoặc mất điều phối một cách có ý thức như không thực hiện được các vận động chính xác, mất thăng bằng và phương hướng, dáng đi cong vẹo.
  • Bại não thể nhẽo: làm mất trương lực ở các cơ gây nên tình trạng người mềm dẻo bất thường.
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-khi-dieu-tri-benh-bai-nao-o-tre-em-body-1

Phương pháp điều trị bại não ở trẻ em

Điều trị chủ yếu trong quá trình chăm sóc cần được diễn ra càng sớm càng tốt giúp trẻ có thể được phục hồi một cách tốt nhất. Hiện nay phương pháp được các nước trên thế giới áp dụng nhiều nhất đó là điều trị bằng phục hồi chức năng.

Vật lý trị liệu

Theo trình tự vận động cơ bản của đứa trẻ nhỏ: Kiểm soát đầu cổ → Lẫy → Quỳ→ Bò → Đứng→ Đi → Chạy

Phục hồi giao tiếp và ngôn ngữ:

Giúp trẻ có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài, xây dựng khả năng tư duy, dần dần hình thành và phát triển trí tuệ. Bao gồm phát triển các kỹ năng: tập trung, chơi đùa, giao tiếp bằng cử chỉ,...

Phục hồi các kỹ năng về ngôn ngữ:

Xây dựng các kỹ năng như nghe, hiểu và diễn đạt ngôn ngữ bằng các nguyên tắc như:

  • Trẻ phải nghe, hiểu ngôn ngữ trước khi nói.
  • Dùng những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, nói to, chậm rãi khi phân tích cho trẻ.

Huấn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ:

Tập cho trẻ phản xạ trả lời như thế nào sau khi hiểu được thông tin người khác nói.

Hoạt động trị liệu

  • Luyện tập dùng hai tay: Kỹ năng cầm đồ vật, Kỹ năng với cầm
  • Luyện tập các kỹ năng hằng ngày: ăn uống, mặc quần áo, đi giày dép,vệ sinh cá nhân, tắm rửa, đánh răng, rửa mặt.
  • Luyện tập khả năng đi chợ, tiêu tiền, kỹ năng nấu nướng
  • Luyện tập khả năng định hướng tương lai : chọn nghề, học nghề cho phù hợp.

Phương pháp điện trị liệu

Sử dụng dòng điện sinh học tác dụng lên cơ thể nhằm phục hồi khả năng vốn có của cơ.

Sử dụng thuốc tiêm

  • Thường áp dụng cho trẻ bại não thể co cứng và co rút.
  • Không sử dụng cho trẻ thể múa vờn, thể nhẽo, thể thất điều.
  • Mục đích sử dụng: nhằm giảm trương lực cơ, tăng cường khả năng vận động có ý thức, phòng chống các dị tật,..
vicare.vn-nhung-dieu-can-biet-khi-dieu-tri-benh-bai-nao-o-tre-em-body-2

Trẻ bị bại não sau khi điều trị có đi lại bình thường được hay không?

Việc điều trị bệnh bại não ở trẻ em có kết quả tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cho dù trẻ có đi đứng trở lại được hay không, thì bố mẹ cũng nên đưa trẻ di chuyển nơi này đến nơi khác bằng nhiều cách khác nhau. Việc làm này cũng có tác động đến tinh thần của đứa trẻ, giúp chúng không còn cảm thấy mặc cảm, có thể giao lưu với thế giới xung quanh. Mặc khác, đây cũng là cách tạo động lực giúp trẻ có thêm ý chí nỗ lực trong điều trị.

Điều trị bệnh bại não ở trẻ em cần có một khoảng thời gian tương đối dài và có nhiều khó khăn. Do đó cần phải có sự chung tay phối hợp chặt chẽ từ gia đình, nhà trường và xã hội để đẩy lùi căn bệnh này.

Xem thêm:

  • Trẻ bị chậm nói có phải là biểu hiện của tự kỷ và bại não?
  • Những điều cần biết về bệnh bại não trẻ em
  • Bệnh bại não ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách điều trị