Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ lo lắng
Nhiều cha mẹ lần đầu nuôi con, chưa có kinh nghiệm với con trẻ vì thế đôi khi có những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ lo lắng dù thực tế các dấu hiệu này chỉ là những dấu hiệu hết sức bình thường trong quá trình phát triển thể chất của trẻ. Vậy có những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh nào?. Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ trả lời cho bạn.
Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ lo lắng
Nhiều cha mẹ lần đầu nuôi con, chưa có kinh nghiệm với con trẻ vì thế đôi khi có những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ lo lắng dù thực tế các dấu hiệu này chỉ là những dấu hiệu hết sức bình thường trong quá trình phát triển thể chất của trẻ. Vậy có những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh nào? Bài viết dưới đây của HoiBenh sẽ trả lời cho bạn.
1. Thở không đều khi ngủ
Trẻ sơ sinh thở không đều khi ngủ là một biểu hiện hết sức bình thường và cha mẹ không cần quá lo lắng bởi lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ hơn người trưởng thành, do vậy quá trình trao đổi khí diễn ra ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là khoảng từ 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ lúc này chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng vì thế mà không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.
2. Nôn trớ - dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý khá phổ biến. Khi mới sinh, dạ dày của bé thường nằm ngang, gần với phần thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần có một vài cử động mạnh là bé cũng có thể bị nôn trớ.
Để hạn chế hiện tượng này, sau khi cho con bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút bạn nên bế dựng bé ngay và vỗ nhẹ vào lưng trẻ để trẻ có thể ợ hơi ra ngoài.
3. Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ
Bạn nên lưu ý, biểu hiện thường xuyên hắt hơi và ngạt mũi nhẹ ở trẻ không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Vì trẻ sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy mà không khí bên ngoài hoặc là 1 vài cặn sữa có thể gây ra phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở trẻ. Đây cũng chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của trẻ, cha mẹ cần tránh nhầm lẫn dẫn đến lo lắng hoặc chăm sóc trẻ không đúng cách, cho trẻ uống thuốc sai bệnh.
4. Ra mồ hôi chân, tay
Nhiệt độ trong bụng mẹ là môi trường nhiệt độ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh ra, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có những tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ. Vì thế khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ phải điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi, nơi thoát mồ hôi nhiều nhất là ở lòng bàn tay và chân, trong trường hợp này cha mẹ chỉ cần chú ý lau khô người cho trẻ và giữ nhiệt độ trong phòng ổn định là đã có thể khắc phục tình trạng đổ mồ hôi.
5. Trẻ có ít hoặc quá nhiều tóc
Số lượng tóc và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan rất chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như là do các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ có ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng không cần lo lắng.
Tuy vậy, nếu trong trường hợp bạn thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít và bỏ ăn... thì bạn nên cho trẻ đến khám bác sỹ để xin lời khuyên hợp lý nhất vì khi đó, rất có thể bé của bạn đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc là thiếu máu.
6. Sưng tuyến vú
Ở cả bé trai hay gái, thông thường sau 3-5 ngày sinh thường sẽ xuất hiện nốt nhỏ như là hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể thấy ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen trong cơ thể của mẹ. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần vì vậy bạn không cần quá lo lắng, không nên vệ sinh cho trẻ bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của trẻ. Điều này có thể gây ra sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến vú của trẻ trong tương lai.
7. Chảy máu âm đạo ở bé gái
Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo bé có thể chảy một ít máu hoặc là ra chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn đang chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung của trẻ đã bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này bạn không nên quá lo lắng mà cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh bị nhiễm trùng.
8. Thóp bé nổi các mạch máu
Khi bạn nhìn thấy thóp bé nổi các mạch máu, đừng quá lo lắng bởi vì những gì bạn nhìn thấy ở bé chỉ là sự hoạt động hết sức bình thường của hệ tuần hoàn. Nguyên nhân là bởi vùng da thóp bảo vệ sọ chưa hoàn toàn ổn định, còn rất mềm, khiến cho ta có thể nhìn thấy các động mạch và tĩnh mạch.
9. Ngực của bé có vết lõm nhỏ
Nhiều cha mẹ khi thấy ngực bé có vết lõm nhỏ thì cho rằng đây là dấu hiệu của bệnh tim. Tuy nhiên thực tế đây chỉ là biểu hiện bình thường của trẻ. Theo các chuyên gia, xương ngực của trẻ được cấu tạo từ 3 phần. Vết lõm bạn nhìn thấy trên ngực trẻ có thể là do phần xương cuối bị kéo rời ra. Khi bé phát triển thêm, các cơ bụng và phần cơ ngực sẽ đưa phần xương đó về đúng vị trí. Vết lõm nhỏ này không thể nhìn thấy ở các bé mũm mĩm nhưng vẫn thường thấy ở các bé gầy hơn.10. Khóc
Ở trẻ nhất là trẻ sơ sinh, hệ thần kinh lúc này còn chưa ổn định vì thế trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ có thể bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như là đói, khát... Cho dù trẻ khóc nhiều và trông rất vật vã nhưng thật ra việc này cũng không tổn hại gì cho bé, cha mẹ chỉ cần tìm ra nguyên nhân khiến cho trẻ khóc và giải quyết nó để trẻ không còn khó chịu nữa là được.
11. Da mặt mụn và rôm sảy
Do các hormone của mẹ vẫn còn ở trong cơ thể trẻ sơ sinh nên có một số bé sẽ nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 2 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này thường gặp nhưng đây là một hiện tượng vô hại, cha mẹ chỉ cần nhẹ nhàng vệ sinh mặt sạch cho bé là có thể khắc phục tình trạng này.
Những dấu hiệu thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến cha mẹ lo lắng nhưng lại là những điều hết sức bình thường của trẻ. Những dấu hiệu này sẽ mất dần khi trẻ lớn lên hoặc được chăm sóc đúng cách, tuy nhiên nếu mức độ của những biểu hiện này không những không dừng lại mà thậm chí còn kéo dài và tình trạng xấu đi thì lúc này bạn cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay.