Những dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng là bệnh do siêu vi trùng Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 (những loại siêu vi trùng đường ruột) gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi

Những dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em Những dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Bệnh chân tay miệng là bệnh do siêu vi trùng Coxsackieviruses A16 và enterovirus 71 (những loại siêu vi trùng đường ruột) gây ra và thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi. Đặc biệt, bệnh có thể dễ dàng lây nhiễm thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi từ người bệnh sang người lành.

Nguy hiểm hơn, ổ bệnh thường tập trung tại các nhà trẻ, trường học và dễ bùng phát thành dịch bệnh. Cha mẹ cần theo dõi trẻ, đặc biệt nếu đang có dịch bệnh ở khu đang sống hoặc khu trẻ đi học để sớm nhận biết ra các dấu hiệu mắc bệnh ở trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời1. Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em

1. Dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Nổi ban đỏ trên da

Đây là dấu hiệu đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh ở trẻ em. Sau khi phát bệnh khoảng 1 đến 2 ngày, trẻ sẽ phát ban những nốt hồng với đường kính khoảng vài mm. Những mụn này sau đó sẽ trở thành bọng nước, không đau, không ngứa và thường kéo dài trong khoảng dưới 10 ngày

Những mụn ban đỏ này thường có nhiều ở lòng bàn tay, ngón tay, lòng bàn chân, mông. Những nốt ban này có kích thước 2cm đến 5m, hình bầu dục và nhân có máu xám sẫm

Loét miệng

Nguyên nhân là do những mụn ban đỏ xuất hiện quanh miệng. Những vết loét có đường kính lớn hơn các mụn ban đỏ ở vị trí khác trên da, thường có đường kính 4cm đến 8cm. Đặc biệt, bên trong miệng của bé cũng xuất hiện những vết loét, thường ở vòm miệng, lưỡi, lợi, niêm mạc má

Sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau họng

Sốt là biểu hiện của viêm nhiễm. Sau 1, 2 ngày sốt, trẻ em sẽ bị đau trong miệng, xuất hiện những đốm đỏ như phỏng rộp sau đó lan rộng thành những vết loét.

Bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày phát bệnh mà không cần can thiệp y tế hay sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bệnh có thể biến chứng nặng thành viêm cơ tim, viêm não, viêm màng não, phù phổi, có thể dẫn tới tử vong.

vicare.vn_nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-body-1

Những vết ban đỏ, loét trên cơ thể trẻ mắc tay chân miệng

2. Các biện pháp phòng tránh chân tay miệng ở trẻ em

Hiện nay, bệnh chân tay miệng chưa có vaccine dự phòng cũng như không thể điều trị bằng kháng sinh thông thường. Vì vậy, những biện pháp phòng tránh bệnh chân tay miệng rất quan trọng, đặc biệt là ở trẻ em để bé không mắc bệnh hoặc lây bệnh từ người khác. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng bệnh sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và khi chuẩn bị đồ ăn, sau khi sử đi vệ sinh, trước và sau khi tay tã cho trẻ nhỏ. Nếu trẻ mắc bệnh, cũng cần rửa sạch tay bằng xà phòng khi tiếp xúc với bọng nước để không lây lan ra cơ thể
  • Các vật dụng xung quanh bé như đồ chơi, đồ dùng học tập... cần được vệ sinh sạch sẽ. Cũng cần vệ sinh môi trường sống để ngăn ngừa mầm bệnh phát triển
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh, người đã mắc bệnh
  • Che miệng khi ho, hắt hơi
  • Khăn giấy, tã sau khi sử dụng cần bỏ vào thùng rác và nên đổ rác trong ngày
  • Nếu trẻ đã mắc bệnh, cần theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ, có những can thiệp và chăm sóc y tế kịp thời. Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có xuất hiện những triệu chứng bệnh nêu trên.

vicare.vn_nhung-dau-hieu-nhan-biet-benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-body-2

Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ

Bệnh tay chân miệng có thể lây lan rất nhanh và dễ dàng bùng phát thành bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ. Cha mẹ nên chú ý đến những bất thường trên da trẻ như chia sẻ bên trên để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời. Tốt nhất, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có xuất hiện những triệu chứng bệnh nghi đã mắc bệnh.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết và xử lý khi bé bị bệnh tay chân miệng