Những câu chuyện phía sau Formosa khiến mọi người giật mình

Được thành lập năm 1958, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á có trụ sở tại Đài Loan. Bên cạnh những đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa tại Đài Loan, và đầu tư vào một số nước và trong đó có Việt Nam. Từ khi thành lập và hoạt động tập đoàn này đã liên tục bị nhiều quốc gia lên án vì đã vi phạm luật bảo vệ môi trường tại chính ...

Những câu chuyện phía sau Formosa khiến mọi người giật mình Những câu chuyện phía sau Formosa khiến mọi người giật mình

Được thành lập năm 1958, Formosa Plastics Group (FPG) là một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á có trụ sở tại Đài Loan. Bên cạnh những đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa tại Đài Loan, và đầu tư vào một số nước và trong đó có Việt Nam. Từ khi thành lập và hoạt động tập đoàn này đã liên tục bị nhiều quốc gia lên án vì đã vi phạm luật bảo vệ môi trường tại chính Đài Loan và một số quốc gia khác. Và câu chuyện cá chết hàng loạt do nhiễm phải độc Formosa tại vùng biển Việt Nam là một phần trong "hồ sơ đen" của Formosa, bên cạnh đó còn có những sự thật rất ít người biết đến.

Vụ bê bối Formosa tại Campuchia

Vào cuối tháng 11/1998, Tập đoàn Formosa Plastics Group đã vận chuyển gần 3.000 tấn rác thải độc hại đến một bãi rác ở ngoại ô Sihanoukville - Campuchia. Đây là một khu vực mở, không có ai canh gác cũng như không có bất cứ cảnh báo nguy hiểm nào và ai cũng có thể vào. Một số người dân đến đây nhặt các bao tải mang về đựng rác, thậm chí đựng gạo. Vài ngày sau, họ gặp các triệu chứng bất thường về sức khỏe. Nhiều người hoảng sợ rời bỏ nhà cửa đi sơ tán do tin đồn rằng họ có thể đã tiếp xúc với rác thải hạt nhân. Ngay sau đó giới quan chức địa phương của Campuchi đã vào cuộc và tiến hành điều tra, theo báo Phnom Penh Post đưa tin, quá trình điều tra cho thấy khối chất thải mà Formosa để ở Sihanoukville có hàm lượng thủy ngân rất cao, nồng độ thủy ngân vượt qua mức giới hạn an toàn lên đến 20.000 lần. Ngoài ra các chỉ số về dioxin và chất polychlorinated biphenyls (PCB) cũng đều ở mức nguy hiểm. Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa Polyvinyl clorua (PVC) lớn nhất thế giới, do vậy thủy ngân trong quá trình sản xuất ra dung môi dùng cho sản phẩm PVC đã được tích lũy trong hàng ngàn tấn rác độc hại. Cuối cùng, dưới sức ép của dư luận, chính quyền Campuchia đã kỷ luật hàng chục quan chức và gửi trả hàng nghìn tấn rác thải độc hại về cho Tập đoàn Formosa Plastics Group.

vicare.vn-nhung-cau-chuyen-phia-sau-formosa-khien-moi-nguoi-giat-minh

Đài Loan gánh chịu hậu quả

Sau khi bị trả lại khối lượng chất thải khổng lồ, Formosa Plastics sau đó thu lại rác thải để chuyển sang bãi xử lý ở Westmoreland, bang California (Mỹ). Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ đã rút quyết định trước đó cho phép Formosa Plastics nhập chất độc vào Mỹ với lý do hàm lượng độc tố cao hơn chuẩn mà luật pháp Mỹ cho phép. Đến tháng 4-1999, khoảng 4.000 tấn chất thải và cả đất nhiễm độc đã bị gửi trả lại Đài Loan. Chính quyền thành phố Cao Hùng ở hòn đảo này đã phạt công ty Formosa với số tiền lê đến 48.000 USD vì vận chuyển trái phép chất thải ra nước ngoài và cho phép đưa số rác thải đó vào cảng Cao Hùng để lưu trữ tạm thời.(Nguồn: BBC News)

Trước đó, vào năm 1994, Tập đoàn Formosa đã đầu tư xây dựng khu hoá dầu Naptha số 6 vào vùng quê Vân Lâm ở phía Nam Đài Loan, sau khi thất bại vì không xin phép được ở Nghị Lan và Đào Viên ở phía Bắc trong suốt 8 năm trời vì lý do môi trường. Đến năm 1998, nhà máy khai thác Naptha của Formosa chính thức hoạt động trên vùng đất lấn biển ở phía Tây của Vân Lâm và trở thành một trong những khu công nghiệp lớn nhất Đài Loan.

vicare.vn-nhung-cau-chuyen-phia-sau-formosa-khien-moi-nguoi-giat-minh

Nhưng 10 năm sau khi Formosa hoạt động, những thông tin đầu tiên về căn bệnh ung thư ở Vân Lâm cũng bắt đầu được giới khoa học và báo chí Đài Loan đưa tin rầm rộ. Trong bán kính từ 10 đến 20 km xung quanh khu công ngiệp của Formosa, những căn bệnh ung thư quái ác bắt đầu xuất hiện ở các xã như Đài Tây, Đông Thế, Luân Bội, Tứ Hồ, Bao Trung và Mạch Liêu. Nhiều người qua đời vì bị ung thư bàng quang, nhiễm độc niệu quản, nhiễm độc máu và suy hô hấp. Nhiều người dân sinh sống tại đây từ khi phát hiện ra căn bệnh ung thư thì mọi người dần thay đổi quan điểm về Formosa. Rất nhiều người dân đã phải rời đi xa hơn để đảm bảo an toàn.

Tại Bang Texas, Mỹ

Tập đoàn Formosa Plastics Group sở hữu và điều hành một cơ sở sản xuất hóa chất tại Point Comfort, Bang Texas (Mỹ) vào những năm 1980. Tại đây, Formosa sản xuất nhựa PVC, polyethylene và ethylene. Trong năm 1982 nhà máy xử lý nước thải của Formosa đã thải chất 1,2-dichloroethane (EDC) sang các khu vực lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đất và hệ mạch nước ngầm tại đây. EDC là dung môi được dùng phổ biến trong sản xuất nhựa PVC, rất độc hại đặc biệt là khi hít phải do áp suất hơi cao, dễ cháy và gây ung thư. Đây là chất có thể dễ dàng hòa tan trong nước, và có thể tồn tại 50 năm trong các tầng chứa nước, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cảnh quan thiên nhiên xung quanh nếu bị nhiễm phải.

vicare.vn-nhung-cau-chuyen-phia-sau-formosa-khien-moi-nguoi-giat-minh

Trước những nguy cơ mà Formosa gây ra cho môi trường tạu đây, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) đã tiến hành điều tra và yêu cầu Formosa khắc phục hậu quả. Tuy nhiên đến năm 1993, các cơ quan chức năng lại ghi nhận thêm một vụ xả chất độc hại từ Formosa khi một bể chứa EDC đã bị vỡ tại nhà máy sản xuất clo-alkali. Tuy nhiên công tác xử lý khắc phục hậu quả từ phía tập đoàn diễn ra hết sức chậm chạp. Vào năm 2000, giới chức Bang Texas đã xử phạt Formosa 150.000 USD cho hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí. Tòa án đã buộc tội Formosa xả khí thải bao gồm vinyl clorua và hydro clorua vượt quá giới hạn an toàn gấp nhiều lần. Đến năm 2009, Formosa bị EPA xử phạt 2,8 triệu USD, đồng thời phải bỏ ra 10 triệu USD để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại bang Texas.

Câu chuyện Formosa gây cá chết hàng loạt tại Việt Nam

Gần đây sự kiện cá chết hàng loạt ở Hà Tĩnh và nhiều tỉnh miền Trung đang thu hút sự quan tâm của người dân cả nước. Và theo công bố gần đây thì thủ phạm của "vụ thảm sát" này không ai khác, mà đó chính là Formosa. Có thể nói ngay từ đầu Formosa đã chọn Hà Tĩnh để xây dựng đầu tư một tổ hợp gang thép tại Việt Nam vì nơi đây có cảng nước sâu Vũng Áng và cũng vì một điều rất đơn giản về kinh tế, tổng chi phí đầu tư ở nơi này là “rẻ” nhất so với các địa điểm khác cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài. Sự việc này có thể được Formosa dấu nhẹm đi nếu như từ đầu tháng 4, khi một số ngư dân không phát hiện ra các đường ống thải dưới lòng biển chỉ cách bờ 1,5 ki-lo-met, cảnh chất độc tuôn xối xả từ miệng ống và nhìn thấy cảnh tất cả mọi sinh vật, thực vật trong toàn vùng nằm chết ngổn ngang trên mặt nước cũng như chìm dưới đáy.

vicare.vn-nhung-cau-chuyen-phia-sau-formosa-khien-moi-nguoi-giat-minh

Và bắt đầu từ ngày 06/04/2016, cá nuôi trong các lồng bè xung quanh khu vực cảng Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh bỗng nhiên bị chết hàng loạt. Tiếp theo, cá lại chết la liệt ở Quảng Trạch, Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), rồi đến Gio Linh, Triệu Phong (Quảng Trị); Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Lúc này Formosa mới chịu nhìn nhận từ đầu năm đến nay có nhập về 300 tấn hóa chất khoảng 40 loại để súc rửa đường ống và máy móc, trong đó có những chất độc và cực độc như chất chống gỉ, chống ăn mòn... Và trước đó các nhà khoa học nhìn nhận, chỉ có chất độc rất mạnh mới có thể khiến hàng loạt cá lớn nhỏ chết bất đắc kỳ tử như thế. Khi mẩu nước biển từ Vũng Áng được đưa về Châu Âu để thử nghiệm, cho thấy mức độc hại ở nước biển miền Trung Việt Nam đang trong tình trạng báo động đỏ. Các hóa chất nằm trong mẩu nước biển tại Vũng Áng được lấy ngày 24/4/2016 và đưa về Âu Châu thử nghiệm ngày 26/4/2016 bao gồm:

- Lead, Chì: Ngộ độc này có thể gây suy giảm tinh thần và thể chất nặng.

- Cadmium Toxicity: Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khí phế thũng, độc hại cho thận theo đường hô hấp mãn tính nếu nuốt phải.

- Mercury, Thủy Ngân: Tiếp xúc với thủy ngân ở mức độ cao có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, phổi và hệ thống miễn dịch. Mức độ cao của thủy ngân trong máu của thai nhi và trẻ nhỏ có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh phát triển, làm cho trẻ ít có khả năng suy nghĩ và tìm hiểu.

- Arsenic, Polychlorinated biphenyls (PCBs): Đây là một tổng hợp, hợp chất clo hữu cơ có nguồn gốc từ biphenyl, mà là một phân tử bao gồm hai vòng benzen.PCBs chia sẻ chế độ độc hại giống như chất độc Da cam/Dioxin. Tác động độc hại như nội tiết gián đoạn (đặc biệt là ngăn chặn các hệ thống tuyến giáp hoạt động) và nhiễm độc thần kinh được biết đến.

- Polynuclear aromatic hydrocarbons (PAHs): Nghiên cứu cho thấy rằng các chất chuyển hóa PAH nhất định sẽ tương tác với DNA và trở thành genotoxic, gây ra khối u ác tính và tổn thương gen di truyền ở người. Ở người, tiếp xúc với các hỗn hợp của PAHs gây nguy cơ đáng kể của phổi, da, và nguyên nhân ung thư bàng quang.

- Cyanide: là một hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp như sản xuất sắt, thép, công nghiệp hóa chất hay xử lý nước thải. Cyanide và các hợp chất cyanide là một trong những thành phần của thuốc trừ sâu, nhựa, mạ điện và khai thác mỏ.

vicare.vn-nhung-cau-chuyen-phia-sau-formosa-khien-moi-nguoi-giat-minh

Nhưng điều đáng nói ở đây, không chỉ là cá tại Vũng Áng chết mà nó còn lan vào đến Đà Nẵng. Nếu tính theo dòng hải lưu, có thể nguồn độc chất này sẽ lan vào khu vực phía Nam trong nay mai. Và các loại hải sản ở khu vực nhiễm độc đều có thể bị nhiễm nặng. Lượng độc tố có thể ngấm sâu xuống mạch nước ngầm và gây hại lâu dài. Tình trạng ở Vũng Áng có tầm nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của dân chúng trên bình diện rộng do dòng hải lưu và phân phối hải sản tiêu thụ trên một vùng rộng lớn chứ không chỉ giới hạn ở Vũng Áng. Và người gánh chịu những thiệt hại nặng nề trên không ai khác mà chính là người dân, và hệ sinh thái vùng biển Việt Nam. Mọi thứ đã và đang bị đe dọa một cách trầm trọng, và tất cả đều có nguy cơ trở thành "biển chết".