Những cảm xúc của mẹ sau sinh khiến nhiều người phải ngạc nhiên

Bên cạnh việc đối mặt với sức khỏe sau khi sinh, nhiều chị em còn phải đối mặt với những cảm xúc “kì lạ”, chưa từng trải qua bao giờ. Sau đây là một số những chia sẻ của chị em với HoiBenh về cảm xúc của mẹ sau sinh ít người biết được.

Những cảm xúc của mẹ sau sinh khiến nhiều người phải ngạc nhiên Những cảm xúc của mẹ sau sinh khiến nhiều người phải ngạc nhiên

Bên cạnh việc đối mặt với sức khỏe sau khi sinh, nhiều chị em còn phải đối mặt với những cảm xúc “kì lạ”, chưa từng trải qua bao giờ. Sau đây là một số những chia sẻ của chị em với HoiBenh về cảm xúc của mẹ sau sinh ít người biết được.

Cảm thấy hạnh phúc khi được ôm con trong tay

“Khi con yêu chào đời tôi đó cảm thấy vô cùng hạnh phúc, xen lẫn cảm giác khó diễn tả. Điều này khiến tôi rất hạnh phúc và nhanh chóng quên đi hết mọi đau đớn mà tôi đã phải trải qua. Rồi khi bé yêu được trở về với gia đình, gặp người thân và họ hàng cũng là lúc mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng đều cảm thấy vui sướng” - Chị Nguyễn Tố Loan (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.
vicare.vn-nhung-cam-xuc-cua-me-sau-sinh-khien-nhieu-nguoi-phai-ngac-nhien-body-1

Bên cạnh đó, cảm giác cho con bú cũng rất tuyệt vời đối với các bà mẹ bởi lúc đó họ có cảm giác gắn bó với con nhiều hơn. Chị Ngọc Anh (Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Được nuôi con bằng sữa mẹ là điều mẹ mẹ thấy tuyệt vời nhất bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, nó rất giàu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con. Khi trẻ được ti mẹ sẽ ít bị dị ứng, nhiễm trùng hay gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp tử cung nhanh hồi phục và trở lại kích thường bình thường”.

Buồn khi con không được ti mẹ

Vì lí do nào đó mà nhiều chị em không có sữa để cho con ti hoặc là có nhưng không được cho con ti. Chị Hồng Mai (Cầu Diễn, Hà Nội) cho biết: “Tôi rất buồn khi bé phải bú bình bởi tôi không có nhiều sữa. Nhất là khi tôi nghe những lời trách móc, chê bai từ phía người khác về việc này”. Thế nhưng, các bác sĩ lại cho rằng, việc này là hoàn toàn bình thường bởi mẹ có thể sử dụng sữa ngoài để thay thế cũng không có vấn đề gì hết.

Hồi hộp chờ tới lần làm “chuyện ấy” tiếp theo

“Sau khi sinh con xong, bác sĩ cũng khuyến cáo với mình là không nên quan hệ vợ chồng ngay sau đó mà cần phải có thêm thời gian. Hãy bắt đầu khi cơ thể đã trở nên khỏe mạnh, từ 4 – 6 tuần sau khi sinh, khi nào mẹ có thể chuẩn bị được tâm lý sẵn sàng” – chị Hoàng Nga (Đông Anh, Hà Nội) cho biết.

Cảm thấy đau đớn vì đủ thứ

Sinh con được 2 ngày, chị Huyền Trang (Q.1, TP.HCM) lúc nào cũng cảm thấy có rất nhiều thứ khiến chị cảm thấy đau nhức. Đầu tiên phải kể đến việc bị đau nhức “cô bé” do sinh thường, các bác sĩ can thiệp bằng cách rạch tầng sinh môn để mẹ dễ sinh. Những vết cắt trong quá trình lành khiến chị cảm thấy đau đớn, rát hoặc ngứa ở vùng âm đạo trong vài giờ đầu tiên sau khi sinh. Bác sĩ khuyến cáo, để giảm thiểu những cơn đau, các chị em nên chườm đá lạnh tại “cô bé” trong vài giờ đầu tiên sau khi sinh.

Không giống với chị Huyền Trang, chị Ngọc Mai (Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết: “Mình phải sinh mổ nên thay vì chịu vết đau ở “cô bé” thì mình lại phải chịu đau của vết khâu. Mình được bác sĩ khuyên có thể nhờ tới sự hỗ trợ của thuốc giảm đau, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng sang một bên, chịu khó đi lại nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông”.
vicare.vn-nhung-cam-xuc-cua-me-sau-sinh-khien-nhieu-nguoi-phai-ngac-nhien-body-2

Cảm thấy bực tức với nhũ hoa

Do chưa có kinh nghiệm nuôi con bằng sữa mẹ nên nhiều chị em đã gặp rắc rối với “núi đôi”, mỗi người mỗi khác. Chị Hồng Hà (Lê Duẩn, Hà Nội) chia sẻ: “Mình bị căng tức ngực sau khi sinh 2 – 5 ngày sau sinh, khiến bản thân cảm thấy rất khó chịu. Hơn nữa, do bé bú chưa đúng phương pháp nên khiến đầu ngực của mình bị rát. Những lúc như thế này thấy ngực rất tức, căng lên và đau đớn. Mình có chị bạn còn phải vào viện điều trị bởi tắc tia sữa”.

Để khắc phục điều này, chị em có thể kết hợp với việc tắm nước ấm bằng vòi hoa sen, chọn áo ngực phù hợp, xoa bóp tuyến vú nhẹ nhàng, dùng đá lạnh chườm ngay bầu vú và dưới cánh tay sau mỗi lần cho bú để giảm sưng tuyến sữa hoặc dùng dụng cụ để hút sữa ra ngoài. Nếu chị em cảm thấy quá đau đớn thì hãy tới gặp bác sĩ để lấy thuốc giảm đau.

Vô cùng chán nản, stress, trầm cảm

Có tới 80% chị em có cảm xúc sau sinh kì lạ như thế này. Chị Thanh Thảo (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Sau khi sinh con, tôi thường cảm thấy lo lắng và rất áp lực với trách nhiệm chăm con. Đôi lúc tôi còn cảm thấy vô cùng mệt mỏi khi vừa phải chăm con, vừa làm những việc khác. Nhiều lúc tôi còn không muốn tiếp xúc với ai, làm gì cũng đều cảm thấy chán nản”. Thế nên, các thành viên trong gia đình hãy thường xuyên ở bên thai phụ, đặc biệt là người chồng nên giúp vợ chăm con, thường xuyên quan tâm đến mong muốn và cảm xúc của vợ để giúp vợ không rơi vào trạng thái này.