Những cách giảm nghén khi mang thai hiệu quả mẹ bầu không nên bỏ qua
Phụ nữ mang thai thường trải qua giai đoạn ốm nghén, cảm giác buồn nôn ốm nghén xuất hiện trong 3 tháng đầu. Để giảm nghén khi mang thai, các mẹ bầu có thể cùng HoiBenh tham khảo một số cách sau đây.
Những cách giảm nghén khi mang thai hiệu quả mẹ bầu không nên bỏ qua
Phụ nữ mang thai thường trải qua giai đoạn ốm nghén, cảm giác buồn nôn ốm nghén xuất hiện trong 3 tháng đầu. Để giảm nghén khi mang thai, các mẹ bầu có thể cùng HoiBenh tham khảo một số cách dưới đây.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhiều mẹ bầu xảy ra tình trạng ốm nghén với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn ói, chóng mặt, choáng váng... gây khó chịu, mệt mỏi cho nhiều bà mẹ, nhất là những chị em bị nghén nặng. Từ tuần 12 – 14, tình trạng ốm nghén sẽ dần thuyên giảm. Tuy nhiên, một số bà mẹ bị ốm nghén cho đến khi sinh em bé. Do đó, các bà mẹ cần phải biết cách “sống chung” với những triệu chứng không mấy dễ chịu này, mà không quá mệt mỏi vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Bổ sung vitamin B6
Để đảm bảo thai nhi đủ chất và phát triển trong suốt thai kỳ, các bà mẹ luôn được các bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin dạng nước hay dạng viên như: axit folic, sắt v.v... Việc bổ sung các chất dinh dưỡng này có thể áp đảo hệ thống tiêu hóa và làm bạn buồn nôn. Vì vậy, để tránh khó chịu, nôn ói hãy uống thật nhiều nước và ăn nhẹ một món ngon mà bạn thích sau khi uống thuốc.
Uống trà gừng - cách giảm nghén khi mang thai hiệu quả
Trà gừng không chỉ có tác dụng tốt trong việc giảm đau, chống táo bón và buồn nôn mà còn được biết đến khả năng chữa ốm nghén rất hiệu quả. Với một ly trà gừng có thể thấy các mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.
Chanh tươi
Chanh tươi có tác dụng chống buồn nôn hiệu quả, cho một vài lát chanh tươi vào cốc nước lọc để uống giúp các mẹ bầu giảm bớt cảm giác ốm nghén, thậm chí ngửi chanh tươi cũng giúp dễ chịu hơn.
Uống nước lọc
Nước lọc là một trong những phương thức đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất cho nôn mửa, đặc biệt là đối với những bà bầu ốm nghén. Để giảm thiểu việc buồn nôn và khó chịu trong người các bà mẹ nên uống 1 cốc nước mỗi giờ. Hơn nữa, cơ thể mẹ bầu cần rất nhiều nước cho bào thai, nên việc uống nhiều nước rất có lợi cho cả mẹ và bé.
Ăn nhiều trái cây
Nhiều loại trái cây được cho là khá hiệu quả trong việc chữa ốm nghén, nổi bật nhất là dứa và chuối. Dứa có tác dụng hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa, hạn chế tình trạng nôn và buồn nôn. Chuối có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu và giảm các triệu chứng buồn nôn, ốm nghén.
Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt
Bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh trong chế độ ăn uống hàng ngày cũng giúp bạn giảm nghén khi mang thai. Mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm có công dụng giảm ốm nghén như chuối, táo và bánh mì nướng.
Ăn vặt
Các mẹ bầu có thể nhấm nháp một chút bánh quy, quả chuối, bánh mì...bất cứ lúc nào sẽ có cảm giác giảm buồn nôn. Việc giữ cho dạ dày luôn hoạt động sẽ có ích cho tình trạng giảm ốm nghén của bạn.
Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Trong những tháng thai kỳ bị nghén, các mẹ nên chia điều các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Không bao giờ để cho bị đói cho dù đó là khoảng thời gian nào trong ngày. Khi đói axit trong dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn, khiến mẹ bầu gia tăng các dấu hiệu nghén. Do đó, một bữa ăn nhẹ nhàng sẽ giúp cho các bà mẹ ổn định lượng đường trong máu và giữ cho dạ dày hoạt động sẽ làm giảm cảm giác ốm nghén.
Nghỉ ngơi
Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và lúc nào thấy mệt cũng có thể nghỉ ngơi. Khi mệt mỏi hay quá lo lắng thì tình trạng ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Đi bộ
Đi bộ, vận động nhẹ không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung mà còn có thể giảm nghén khi mang thai và cả tình trạng ợ nóng.
Tránh xa môi trường nhiều mùi
Sống trong một không gian thoáng đãng sẽ giúp các mẹ bầu tránh khỏi ốm nghén, buồn nôn. Do đó, để tránh ảnh hưởng đến tình trạng ốm nghén bạn nên điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và chất lượng không khí.
Xem thêm:
- Nghén khi mang thai và điều cần lưu ý
- Phân biệt đau dạ dày thai kỳ với thai nghén
- Vượt qua nỗi ám ảnh mang tên ốm nghén khi mang thai