Những cách đơn giản để khử độc tố của măng tươi
Dạo chợ, bạn có thể dễ dàng tìm được măng tươi quanh năm. Những búp măng xanh thường xuất hiện vào mùa mưa. Tuy nhiên, măng tươi lại có tính độc và không phải ai cũng biết cách khử độc khi dùng làm thực phẩm.
Những cách đơn giản để khử độc tố của măng tươi
Dạo chợ, bạn có thể dễ dàng tìm được măng tươi quanh năm. Những búp măng xanh rờn, tròn múp míp thường xuất hiện vào mùa mưa, khi đất đã trở nên mềm và ẩm. Tuy nhiên, măng tươi lại có tính độc và không phải ai cũng biết cách khử độc khi dùng làm thực phẩm.
Măng tuy ngon nhưng lại chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều.
Lợi ích dinh dưỡng của măng tươi
Lợi ích của măng thì không ai có thể phủ nhận được. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo, phù thũng do viêm thận, sởi và thuỷ đậu ở trẻ em, sốt cao, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông... Măng khá giàu các loại Vitamin như A, B1, B2, C...
Do bản thân có chứa hàm lượng chất xơ cao, măng là loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, trợ giúp tiêu hóa. Chúng cũng là thực phẩm giúp phòng chống hiệu quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch, cao huyết áp, bệnh táo bón, bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.
Ngoài ra, với hàm lượng magie và đường khá phong phú có trong măng nên chúng khả năng nhất định trong việc phòng chống ung thư.
Cách khử mọi độc tố trong măng tươi
Măng tuy ngon nhưng lại chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Thế nhưng các bà nội trợ đừng quá lo lắng vì độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.
Luộc đi luộc lại măng tươi
Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi, luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo 2 lần/ngày).
Hay bạn luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết.
Luộc măng cùng nắm rau ngót
Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần.
Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa.
Luộc măng cùng ớt cay
Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng.
Ngâm măng trong nước vôi trong
Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong, sau đó luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.
Lưu ý: Trong quá trình luộc măng, khi nồi măng sôi cần mở vung/nắp nồi để chất độc có trong măng sẽ thoát ra ngoài và những măng tre có màu trắng/vàng bất thường hoặc có mùi lạ (dấu hiệu của mùi lạ hoặc măng đã được ngâm hóa chất) thì nên loại bỏ và không nên sử dụng.
Nguồn: Khỏe và đẹp