Những cách điều trị viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa là tình trạng thường gặp, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là trẻ em. Bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến hiện tượng viêm tai giữa có mủ.

Những cách điều trị viêm tai giữa có mủ Những cách điều trị viêm tai giữa có mủ

Viêm tai giữa là tình trạng thường gặp, và phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi, mọi giới, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là trẻ em. Bệnh nếu không sớm phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến hiện tượng viêm tai giữa có mủ. Khi đó, việc điều trị viêm tai giữa có mủ sẽ khó khăn hơn cho người bệnh đặc biệt nếu không cẩn thận có thể dẫn đến thủng màng nhĩ khiến người bệnh bị điếc nặng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác có liên quan nhất là mũi, họng.

Những điều cần biết về bệnh viêm tai giữa có mủ

Bệnh viêm tai giữa có mủ là tình trạng chảy mủ trong tai, giai đoạn khởi phát sau của hiện tượng viêm tai giữa cấp khi kết thúc giai đoạn xung huyết. Bệnh kéo dài từ 6 -12 tuần kèm theo hiện tượng thủng màng nhĩ.

Có mủ xuất hiện trong tai là bởi niêm mạc tai giữa của người bệnh bị viêm nhiễm làm tăng tiết dịch, sau đó ứ đọng lại trong tai, khi đó tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào tai giữa từ đó tạo mủ.

Viêm tai giữa có mủ nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tình trạng viêm tai giữa thành dịch lúc này sẽ làm cho các chuỗi xương con trong hòm nhĩ bị dính lại từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức nghe, màng nhĩ bị co kéo, có khi dẫn đến điếc và nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị viêm tai giữa có mủ thường sẽ có các triệu chứng sau:

  • Biểu hiện ù tai, đau nhức tai, sức nghe giảm

  • Đau nhức tai không rõ nguyên nhân

  • Hiện tượng đau đầu, chóng mặt kèm theo tai khó chịu

  • Xuất hiện mủ có màu xanh hay vàng trong tai và chảy ra ngoài trong khoảng từ 6 – 12 tuần, nhiều khi mủ có mùi hôi và lẫn ít máu.

  • Hiện tượng thủng màng nhĩ

>>> Xem thêm: Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả
viem tai giua 2

Viêm tai giữa có nhiều triệu chứng khóa chịu

Điều trị viêm tai giữa có mủ

Việc điều trị là vô cùng cần thiết. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ chỉ định một phương pháp điều trị viêm tai giữa có mủ phù hợp cho bạn.

Trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bệnh tại chỗ theo chỉ định và sự hướng dẫn của bác sĩ như là uống thuốc kháng sinh, nhỏ thuốc hay là rửa tai...

viem tai

Khi tai có mủ, cần sử dụng các dung dịch kháng sinh, tuy nhiên không phải kháng sinh nào cũng có thể dùng để nhỏ vào tai bởi nó có thể gây độc khiến bệnh nhân bị điếc.

Thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân nhỏ dung dịch kháng sinh như: effexin, otafa... mà không cho dùng các loại kháng sinh neomycin, streptomycin, kanamycin...

Đặc biệt không dùng thuốc chữa viêm tai giữa có mủ dạng viên nghiền bởi khi thổi chúng vào tai sẽ khó tan từ đó gây tắc ống tai khiến dịch, mủ càng khó chảy ra ngoài. Khi đó, dịch mủ đó sẽ phải trào ngược lại vào trong gây viêm xương chũm và có thể gây viêm màng não.

Trường hợp bệnh nặng hơn thì sẽ được chỉ định điều trị nội khoa trong khoảng 2 tuần kết hợp với uống thuốc kháng sinh hay là truyền tĩnh mạch.

thuoc khang sinh

Nếu bị thủng màng nhĩ thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:

Trong trường hợp người bệnh bị thủng màng nhĩ làm ảnh hưởng đến xương còn thì khi đó bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật vá màng nhĩ và chỉnh lại xương con cho phù hợp. Việc thực hiện phẫu thuật sớm trong trường hợp này sẽ giúp màng nhĩ hoạt động lại bình thường cũng như phục hồi chức năng nghe cho người bệnh.

Trong trường hợp người bệnh bị viêm tai giữa chảy mủ mà không có cholesteatoma và có cholesteatoma điều trị bằng thuốc không khỏi, hiện tượng chảy mủ kéo dài thì khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật khoét rỗng đá chũm cho người bệnh.

Điều trị viêm tai giữa có mủ cần theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự ổn định và hiệu quả. Tránh việc tự ý mua thuốc về điều trị khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn ảnh hưởng lâu dài khiến bệnh chuyển biến nặng và khó điều tị hơn.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm tai giữa ở người lớn