Những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Bệnh sốt xuất huyết nếu như không được điều trị kịp thời sẽ có thể dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí bị tử vong, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Vậy những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là gì?

Những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh Những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

1. Sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là căn bệnh khá nguy hiểm, ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Bệnh do virus Dengue gây nên mà vật trung gian truyền bệnh là một loại muỗi vằn Aedes. Con muỗi này sẽ hút máu của người đã bị mắc bệnh và truyền sang cơ thể người bình thường.

vicare.vn-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-sot-xuat-huyet-o-tre-so-sinh-body-1

2. Những dấu hiệu của sốt xuất huyết

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh là điều mà các bậc cha mẹ cần phải nắm rõ, nhất là ở trong thời điểm dịch bùng phát. Sốt xuất huyết thường sẽ lây lan rất nhanh và rất dễ bùng phát thành dịch. Bệnh thường hay xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, bẩn và có nhiều chum vại, vùng nước đọng... Bệnh còn có khả năng dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ chuyển nặng và gây ra các biến chứng khó lường.

- Trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, bỏ bú.

- Trẻ không bị sổ mũi, viêm họng hay tiêu chảy nhưng vẫn bị sốt trên 38 độ C, sốt sẽ liên tục kéo dài từ 2-7 ngày.

- Trẻ kém hoạt bát hơn so với thường ngày, tỏ ra mệt mỏi và ngủ li bì.

- Trẻ nổi phát ban nhiều. Các nốt ban trông giống nốt muỗi cắn, xuất hiện tại những vùng như lưng, bụng, cánh tay và chân.

- Trẻ bị đau bụng, buồn nôn và nôn.

- Trẻ ra nhiều mồ hôi lạnh ở tay và chân

- Trẻ cũng có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu...

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh thường hay bị nhầm lẫn với một số bệnh lí khác. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh được chia thành 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn, trẻ đều có những biểu hiện khác nhau để có thể nhận biết.

- Ở giai đoạn 1: 3 ngày đầu tiên. Trẻ sơ sinh thường bị sốt sao, quấy khóc và ít bú. ở giai đoạn này, sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh lại rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lí khác. Nếu chưa đưa trẻ đi khám và làm các xét nghiệm để chuẩn đoán, thì cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng aspirin cho trẻ.

- Giai đoạn 2: Trẻ đã hết sốt. Nếu lúc này mà bệnh chưa được phát hiện, nhiều bố mẹ thường rất chủ quan, cho rằng trẻ bị mắc bệnh khác và khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn đặc biệt nguy hiểm, rất dễ gây ra những biến chứng không mong muốn đối với trẻ.

Ở giai đoạn này, nếu như thấy trẻ có các hiện tượng nôn trớ, chân tay lạnh, đau bụng và co giật thì cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để cho các bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ xử trí kịp thời.

- Giai đoạn 3: Trẻ sẽ xuất hiện các nốt ban nhỏ, gây ngứa ngáy và khó chịu. Nhưng đây lại là giai đoạn trẻ đã hết bệnh và phục hồi, cũng không gây thêm bất kì nguy hiểm nào cho trẻ. Ở giai đoạn này, cha mẹ không cần phải quá lo lắng.

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

vicare.vn-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-sot-xuat-huyet-o-tre-so-sinh-body-2

3. Những biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Nếu như bệnh sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu được điều trị kịp thời thì sẽ không dẫn đến những biến chứng để gây tử vong. Sau đây là một số biến chứng của bệnh.

Sốc mất máu

Do bệnh sốt xuất huyết gây nên việc tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô máu, vì vậy biếu hiện của việc sốc mất máu là máu sẽ bị đẩy ra ngoài. Trường hợp này trẻ sẽ chảy máu khá nhiều như chảy máu cam hay chảy máu chân răng, qua các vết thương hở. Việc mất máu nhiều khiến cho cơ thể trẻ kiệt quệ và sốt cao dài ngày, vã mồ hôi và nôn nhiều.

Biến chứng về mắt

Có hai loại biến chứng về mắt, thứ nhất là bị mù đột ngột do bị xuất huyết võng mạc, làm cho các mạch máu của võng mạc bị tổn thương khiến thị lực giảm sút.

Thứ hai là bị xuất huyết trong dịch kính mắt. Dịch kính là một loại chất lỏng nhầy trong nhãn cầu giúp trẻ nhìn được mọi vật. Khi trẻ bị xuất huyết che phủ dịch này và hòa tan làm cho trẻ gần như mù mắt.

Hôn mê

Khi bị xuất huyết ở trong cơ thể, dịch huyết tương có thể ứ đọng tại màng não qua các thành mạch gây hiện tượng phù não và các hội chứng thần kinh dẫn đến hôn mê. Đây là một dạng biến chứng nặng nhất của bệnh.

vicare.vn-nhung-bien-chung-nguy-hiem-cua-sot-xuat-huyet-o-tre-so-sinh-body-3

Suy tim, thận và gan

Sốt xuất huyết cũng có thể dẫn đến tình trạng suy tim vì máu chảy liên tục. Tim sẽ không đủ sức bơm máu kết hợp với dịch huyết tương xuất huyến khiến cho màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng. Thận cũng sẽ bị ảnh hưởng do phải làm việc hết công suất để có thể bài tiết huyết tương qua nước tiểu. Việc này có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp ở trẻ sơ sinh.

Bị tràn dịch màng phổi

Huyết tương nếu bị tràn trong cơ thể trẻ có thể gây ra viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi hay viêm phổi và phù phổi cấp. Nếu như không được cấp cứu có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Bên cạnh các công tác phòng chống các tác nhân gây bệnh, khi phát hiện những triệu chứng đặc thù, cần phải nhận biết đầy đủ các giai đoạn của bệnh để có hướng điều trị phù hợp cho trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm:

  • 9 biện pháp đơn giản ngừa sốt xuất huyết hữu hiệu
  • Chế độ ăn giúp người bị sốt xuất huyết nhanh khỏe mạnh