Những biến chứng đái tháo đường thai kỳ bạn cần biết

Trong thời kỳ khi mang thai, một số phụ nữ có hàm lượng đường cao trong máu gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ, hay đái tháo đường thai kỳ. Bệnh lý này thường xảy ra giữa tuần thứ 24 và 28. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến 18% trong số những phụ nữ mang thai. Hơn nữa, các biến chứng xảy ra đối với bà mẹ và thai nhi là rất cao. Do đó, việc trang bị nh...

Những biến chứng đái tháo đường thai kỳ bạn cần biết Những biến chứng đái tháo đường thai kỳ bạn cần biết

Trong thời kỳ khi mang thai, một số phụ nữ có hàm lượng đường cao trong máu gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ, hay đái tháo đường thai kỳ. Bệnh lý này thường xảy ra giữa tuần thứ 24 và 28. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến 18% trong số những phụ nữ mang thai. Hơn nữa, các biến chứng xảy ra đối với bà mẹ và thai nhi là rất cao. Do đó, việc trang bị những kiến thức cần thiết về đái thái đường thai kỳ là phương pháp thông minh để các chị em bảo vệ sức khỏe cho bản thân và em bé.

vicare-nhung-bien-chung-dai-thao-duong-thai-ky-ban-can-biet-body-3

Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Nguyên nhân chính xác của bệnh tiểu đường thai kỳ chưa được xác định rõ, nhưng các chuyên gia y học cho rằng, hormone chính là một trong những lý do chính hình thành bệnh. Ở thời kỳ mang thai, cơ thể người phụ nữ sản xuất một số lượng lớn các hormone: lactogen chứa trong nhau thai, estrogen, và cortisol. Những hormone này hình thành trong nhau thai và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định thai kỳ.

Bình thường, Insulin đóng vai trò kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách giúp glucose vận chuyển từ máu đến các tế bào trong cơ thể, nơi nó được sử dụng cho việc hình thành năng lượng. Thế nhưng, theo thời gian, số lượng các hormone ngày càng gia tăng có thể ảnh hưởng đến hoạt động của insulin, lượng đường trong máu không được kiểm soát, mức đường huyết tăng lên và gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Ai là người có tỷ lệ mắc đái tháo đường thai kỳ cao?

Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn:

- Thừa cân trước khi mang thai

- Trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường

- Đang ở độ tuổi từ 25 trở lên

- Bị huyết áp cao

- Đã từng sẩy thai hoặc thai lưu không rõ nguyên nhân

- Đã từng bị tiểu đường thai kỳ trước đó hoặc sinh em bé nặng hơn 9 pounds

- Có dấu hiệu kháng insulin

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội tiểu đường Mỹ, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên được kiểm tra định kỳ ở gia đoạn đầu của thai kỳ. Bên cạnh đó, những người phụ nữ không gặp phải các yếu tố trên và có hàm lượng đường bình thường ở giai đoạn đầu thai kỳ nên kiểm tra lại vào giữa tuần thứ 24 và 28 của thai kỳ.

vicare-nhung-bien-chung-dai-thao-duong-thai-ky-ban-can-biet-body-6

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì?

Các triệu chứng xảy ra đối với bệnh đái tháo đường thai kỳ thường nhẹ, bao gồm:

- Khát nước

- Mệt mỏi

- Mờ mắt

- Đi tiểu nhiều

- Giảm cân ngay cả khi ăn uống đầy đủ

- Nhiễm trùng ở bàng quang và các khu vực khác của cơ thể

- Nôn và buồn nôn mà không liên quan đến nghén thai kỳ

Các biến chứng gặp phải của bệnh đái tháo đường thai kỳ?

Những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể mang lại những biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như:

- Sảy thai

- Thai chết lưu không rõ nguyên nhân

- Dị tật bẩm sinh

- Biến chứng cho trẻ sơ sinh bao gồm: Kích thước lớn khi sinh, hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, thiếu canxi trong máu, bệnh lý tăng hồng cầu và bilirubin máu.

Ngoài ra, bệnh còn có thể gây tử vong cho chính thai phụ do sự phát triển các biến chứng của tiểu đường thai kỳ. Bệnh thường đi kèm với cao huyết áp, tim mạch, suy giảm sức đề kháng, từ đó dẫn đến tình trạng bội nhiễm hoặc khó lành vết thương. Các bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II và bệnh béo phì rất cao.

vicare-nhung-bien-chung-dai-thao-duong-thai-ky-can-biet-body-2

Làm sao để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ?

Để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ, bác sĩ tiến hành các thí nghiệm kiểm tra hàm lượng glucose trong máu trong trường hợp nhịn đói và khi uống một dung dịch chứa 75 gam carbohydrate sau 1 giờ, 2 giờ. Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán nếu bạn có bất kỳ một trong các giá trị sau đây:

- Lượng đường trong lúc đói lớn hơn hoặc bằng 92 mg/dL

- Lượng đường sau 1 giờ lớn hơn hoặc bằng 180 mg/dL

- Lượng đường sau 2 giờ lớn hơn hoặc bằng 153 mg/dL

vicare-nhung-bien-chung-dai-thao-duong-thai-ky-ban-can-biet-body-1

Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường thai kỳ như thế nào?

Việc xác định phương pháp điều trị phụ thuộc vào kết quả kiểm tra hàm lượng glucose trong máu. Ở hầu hết các trường hợp, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của bác sĩ, trong đó bao gồm: Ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Sử dụng thuốc

Hiện nay, một số phụ nữ được chỉ định tiêm insulin cho đến khi sinh để giảm những nguy cơ biến chứng của bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu sử dụng phương pháp điều trị bằng insulin, hãy trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa về thời gian, chế độ ăn uống và tập thể dục của mình để tránh hiện tượng hạ đường huyết.

Chế độ chăm sóc tại nhà

Theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, các bà mẹ nên theo dõi hàm lượng glucose trong máu bằng thiết bị giám sát đặc biệt. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và khả năng di chuyển của bạn, bác sĩ có thể đề nghị luyện tập thể dục vừa phải để kiểm soát nồng độ đường trong máu sau mỗi bữa ăn.

vicare-nhung-bien-chung-dai-thao-duong-thai-ky-ban-can-biet-body-5

Song song với việc xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, mỗi bà mẹ nên theo dõi sát sao qua siêu âm định kỳ hoặc các thử nghiệm đánh giá sức khỏe thai nhi để phòng chống, ngăn ngừa và có biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ