Những bệnh trẻ thường gặp khi 1 tháng tuổi

Khi trẻ 1 tháng tuổi, cơ thể của trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi nhằm thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Lúc này, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất yếu ớt nên dễ gặp phải một số bệnh.

Những bệnh trẻ thường gặp khi 1 tháng tuổi Những bệnh trẻ thường gặp khi 1 tháng tuổi

Trong 1 tháng sau khi chào đời, cơ thể của trẻ sẽ có nhiều sự thay đổi nhằm thích nghi với môi trường sống bên ngoài. Lúc này, sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất yếu ớt nên dễ gặp phải một số bệnh. Dưới đây HoiBenh sẽ kể tên một số bệnh trẻ thường gặp khi 1 tháng tuổi để cha mẹ biết và kịp thời điều trị nếu như thấy bé có những dấu hiệu khác lạ.

1. Bệnh vàng da

Những ngày đầu sau sinh, hồng cầu của trẻ bị vỡ, giải phóng các sắc tố mật gây ra hiện tượng vàng da. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng, hiện tượng vàng da sẽ xảy ra vào ngày thứ 4 - 5 sau sinh và chấm dứt vào ngày thứ 9 - 10 trở đi. Tình trạng này không có gì đáng lo ngại vì trẻ vẫn có thể bú mẹ và sinh hoạt như bình thường.

Trái ngược với bệnh vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý thực sự là một mối lo ngại với nhiều cha mẹ trong vòng 1 tháng đầu bé ra đời. Biểu hiện của vàng da bệnh lý đó là bé bị vàng da ở mặt, toàn thân và chân tay, da màu vàng sậm kèm theo việc trẻ bú kém, vẻ mặt nhừ. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này có thể là do trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh hoặc bất đồng nhóm máu mẹ - con, thiếu hụt men G6PD bẩm sinh. Nếu thấy trẻ xuất hiện tình trạng này thì phải đưa bé vào bệnh viên ngay lập tức đẻ được chẩn đoán nguyên nhân, từ đó mới có những biện pháp điều trị thích hợp.

2. Hắt hơi và nghẹt mũi

Một trong những bệnh trẻ thường gặp khi 1 tháng tuổi đó là hắt hơi và nghẹt mũi. Nguyên nhân khiến cho trẻ bị hắt hơi và ngạt mũi đó là trẻ bị kích ứng với môi trường và không gian xung quanh. Khói bụi hoặc môi trường sống không vệ sinh có thể khiến cho trẻ xuất hiện các triệu chứng này. Để tránh cho trẻ bị hắt hơi cũng như nghẹt mũi, cần tránh những yếu tố có khả năng gây kích ứng cho trẻ như khói thuốc, bụi bẩn hay lông động vật. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng của bé, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi cho trẻ đúng cách. Thuốc nhỏ mũi cho trẻ là dung dịch natri clorua 0,9%. Dụng cụ hút mũi cho trẻ mẹ nên dùng là bóng cao su có khử trùng bằng đun nước sôi.

bệnh

Cha mẹ nên biết và kịp thời điều trị nếu như thấy bé có những dấu hiệu khác lạ

3. Trẻ bị sốt khi 1 tháng tuổi

Sốt tự bản thân của nó không phải là một loại bệnh, mà là một cách phản ứng của cơ thể với một các dạng bệnh phổ biến như nhiễm trùng hoặc do phản ứng của tình trạng sau tiêm ngừa, hay là dấu hiệu của trẻ thiếu nước. Trẻ bị sốt khi cặp nhiệt độ thấy trong khoảng 38 - 39 độ C. Khi ấy, cha mẹ cần quan sát và theo dõi thêm các triệu chứng ở trẻ, xem bé có thêm những dấu hiệu khác thường nào như bỏ bú, ho, thở khò khè hay quấy khóc không... để chẩn đoán nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ở trẻ. Thông thường, trẻ sốt cao mẹ bên cho bé uống viên hạt sốt efferalgan 80mg 1/2 - 2/3 gói và lau mát cho bé, sau đó đưa bé gặp bác sỹ để được điều trị.

4. Nhiễm trùng hô hấp

Nhiễm trùng đường hô hấp thường có nguyên nhân chủ yếu là do virus hoặc do các vi trùng gây ra rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, và đây là bệnh trẻ thường gặp khi 1 tháng tuổi. Bệnh có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần với các hiện tượng chảy nước mũi, sốt và bỏ bú mẹ trong một vài ngày, đôi khi có thể ho kéo dài chừng 2 - 3 tuần. Lúc này, cha mẹ cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình của trẻ, phát hiện xem bé có những triệu chứng khác lạ nào nữa không rồi đưa bé đến bác sỹ để được điều trị kịp thời.