Những ai không nên ăn giấm?

Giấm - gia vị không thể thiếu trong bếp ăn mỗi gia đình nhờ khả năng tăng vị thơm ngon cho các món ăn và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, gia vị này không phải ai sử dụng cũng cho kết quả tốt hoàn toàn. Vậy những ai không nên ăn giấm?

Những ai không nên ăn giấm? Những ai không nên ăn giấm?

Tác dụng tích cực của giấm đối với sức khỏe

Giấm là chất lỏng có vị chua, có thành phần chính là acid acetic và nước, với nồng độ acid khoảng 5%. Do giấm vốn là acid acetic - một chất bảo quản mạnh nên có khả năng giữ cho thực phẩm không bị hư hỏng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn và vi trùng. Loại acid trung tính này còn là chất khử mùi rất tốt nên được sử dụng nhiều trong sơ chế thực phẩm.

Giấm có thể kích thích sự thèm ăn, có tác dụng làm tiết nước bọt và tăng cường tiêu hóa. Đặc biệt là vào những ngày hè, nắng nóng, mồ hôi ra nhiều khiến ai nấy đều không thiết tha ăn uống gì. Tuy nhiên, khi nấu ăn nếu thêm vào một chút giấm có thể kích thích vị giác để chúng ta ngon miệng hơn.

Giấm cũng giúp nâng cao khả năng diệt khuẩn ở đường ruột vào mùa lưu hành bệnh truyền nhiễm đường ruột. Đồng thời cũng có thể chế ngự được nhiều loại vi khuẩn, giúp phòng bệnh và tăng cường sức khỏe.

Giấm còn được xem là loại thực phẩm tốt để làm giảm huyết áp nhờ sự có mặt của canxi và hàm lượng kali giúp điều hòa huyết áp. Chứng cao huyết áp và cholesterol đều có thể được giảm một cách hiệu quả nhờ sự hiện diện của chất pectin có trong giấm.

vicare.vn-nhung-ai-khong-nen-giam1

Những ai không nên ăn giấm

Tuy tốt là vậy nhưng do giấm có tính acid nên các chuyên gia khuyên những đối tượng và trong một số trường hợp dưới đây tuyệt đối không nên ăn giấm.

  • Đói: Người đang đói không nên ăn giấm, bởi khi đói, lượng acid trong dạ dày tiết ra nhiều hơn, lại kết hợp với thành phần acid của giấm dẫn tới dư thừa. Từ đó càng làm tăng cảm giác cồn cào, thậm chí là đau bụng, khó chịu. Do đó, thường xuyên ăn các món ăn có chứa giấm khi đói sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới dạ dày và hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, 1 thìa giấm nhỏ sau khi ăn 1h lại là liều thuốc kích thích tiêu hoá hiệu quả nhất.
  • Người bị gãy xương không nên ăn dấm: Khi bị gãy xương, cơ thể bạn sẽ thiếu hụt canxi do phải tập trung canxi giúp phục hồi chỗ xương bị gãy. Ăn giấm lúc này sẽ càng làm xương trở nên mềm và khó lành do môi trường acid sẽ làm mất cân bằng lượng canxi trong cơ thể.
  • Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh nên hạn chế ăn giấm bởi giấm có thể làm nặng thêm chứng bệnh loãng xương cũng như tình trạng đau khớp khi về già.

Các thành phần có trong giấm có khả năng làm mềm các khớp xương và làm thoát canxi, nó còn phá vỡ mức độ cân bằng của canxi trong cơ thể, kích hoạt và khiến tình trạng loãng xương càng nặng thêm.

Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh nên hạn chế ăn giấm bởi giấm có thể làm nặng thêm bệnh loãng xương cũng như tình trạng đau khớp khi về già.

  • Người mắc chứng khó nuốt: Do giấm có tính acid nên có thể làm tổn thương yết hầu, người mắc chứng khó nuốt ăn vào sẽ thấy khó chịu. Giấm cũng gây ra các cơn đau quặn bụng ở những người bị viêm loét dạ dày.
  • Người bị hạ kali máu: Hạ kali máu là trường hợp xảy ra khi cơ thể không giữ được đủ lượng kali để duy trì hoạt động bình thường, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Nguy cơ gây hạ kali máu của giấm không cao nhưng vẫn có thể xảy ra nếu bạn ăn nhiều trong thời gian dài. Do đó, người hay bị hạ kali máu nên tránh xa giấm.
  • Người có các vấn đề về răng hoặc khoang miệng: Thực tế cho thấy, một số người sau khi ăn giấm thấy vấn đề răng miệng của mình trầm trọng hơn. Đó là do acid acetic trong giấm có tính ăn mòn, làm tổn thương niêm mạc vùng răng miệng.
vicare.vn-dau-bung-duoi-sau-hut-thai-5-ngay-co-nguy-hiem-khong-body-1
  • Người đang sử dụng thuốc tây: Giấm và các loại thuốc điều trị này tác động lẫn nhau nên khi cùng sử dụng dễ gây hạ kali máu. Nếu bạn đang sử dụng thuốc tăng cường lực co bóp của cơ tim hoặc thuốc lợi tiểu thì không nên ăn giấm vì acid acetic trong giấm có thể thay đổi độ pH của cơ thể, ảnh hưởng tới tính chất và khả năng hấp thụ thuốc. Chưa kể đến một số loại thuốc có thành phần sulfathiazole dễ bị kết tinh trong môi trường acid, từ đó gây tác hại cho thận.

Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc có tính kiềm, thuốc giãn cơ dạ dày, nếu ăn giấm trong quá trình sử dụng thuốc sẽ làm giảm hoặc mất đi hoàn toàn tác dụng của thuốc.

  • Người bị dị ứng với giấm: Cũng giống như dị ứng với tôm, cá, xoài, dị ứng với giấm không có cách chữa trị. Nếu bạn bị dị ứng với giấm tuyệt đối không được sử dụng.
  • Người mẫn cảm với acid và huyết áp thấp không nên ăn giấm: Đối với những người quá mẫn cảm với đồ ăn chứa nhiều acid nên cẩn thận hoặc tốt hơn không nên dùng giấm. Bởi giấm có thể là tác nhân gây ra ngứa ngáy, phù thũng, hắt hơi. Giấm cũng gây bất lợi đối với những người bị huyết áp thấp, khi sử dụng có thấy xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt hay mệt mỏi.

Giấm sẽ làm các triệu chứng dị ứng như phát ban, phù nề, ngứa, hen suyễn... trở nên trầm trọng hơn. Còn những người huyết áp thấp ăn giấm sẽ càng thấy chóng mặt, đau đầu hơn.

  • Người bị sỏi mật: Người bị sỏi mật khi ăn quá nhiều giấm có thể làm mật quặn đau do thức ăn có tính axit vào ruột sẽ kích thích nó tiết ra kích thích tố đường ruột, khiến túi mật co lại gây đau.
  • Người bị loét dạ dày: Với những người bị viêm loét viêm mạc dạ dày và vị toan quá nhiều, nếu ăn nhiều giấm sẽ làm bệnh càng nặng hơn. Bởi thành phần acid hữu cơ trong giấm càng kích thích sự tiết dịch vị và acid của lớp niêm mạc trong dạ dày.

Thông tin giải đáp vấn đề những ai không nên ăn giấm đã được liệt kê chi tiết trên đây. Nếu bạn và người thân nằm trong số các trường hợp này hãy chú ý khi sử dụng giấm để sức khỏe của mình không bị ảnh hưởng.

Xem thêm:

  • Chế độ ăn 3 bữa 1 ngày có phải là tốt?
  • 7 thực phẩm có thể giúp bạn tăng cơ hiệu quả
  • Ăn gì khi bị cảm lạnh đau bụng buồn nôn?