Như thế nào là cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu luôn được bác sĩ sản khoa theo dõi sức khỏe của mẹ bầu mà còn có cả cân nặng của bé qua từng giai đoạn. Có không ít trường hợp cân nặng thai nhi vượt chuẩn, thai nhi to hơn so với tuổi thai. Đối với vấn đề này, mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan vì sẽ gặp khá nhiều nguy hiểm khi vượt cạn. Để tìm hiểu rõ hơn về trường hợp cân nặng

Như thế nào là cân nặng thai nhi vượt chuẩn? Như thế nào là cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu luôn được bác sĩ sản khoa theo dõi sức khỏe của mẹ bầu mà còn có cả cân nặng của bé qua từng giai đoạn. Có không ít trường hợp cân nặng thai nhi vượt chuẩn, thai nhi to hơn so với tuổi thai. Đối với vấn đề này, mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan vì sẽ gặp khá nhiều nguy hiểm khi vượt cạn. Để tìm hiểu rõ hơn về trường hợp cân nặng của thai nhi, các mẹ có thể tham khảo thêm thông tin chia sẻ từ bài viết bên dưới.

Thế nào gọi là cân nặng thai nhi vượt chuẩn?

Các mẹ bầu thường vui mừng vì kết quả siêu âm cho thấy thai nhi đang phát triển rất tốt và cân nặng của bé “nhỉnh” hơn so với những em bé cùng tuần tuổi. Tuy nhiên, các mẹ cũng đừng quá chủ quan khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn vì thai nhi càng to thì cận ngày sinh mẹ bầu càng có nhiều nguy cơ.

Thường mức cân nặng đạt chuẩn quốc tế của thai nhi là 2,5 - 3 kg. Trẻ sơ sinh ở nước ta nặng trung bình từ 3 - 3,2 kg. Nếu bé nặng hơn 4 kg, lâm sàng gọi những đứa trẻ này là trẻ to lớn trong thai kì.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiểu đường, thai nhi sẽ mắc chứng tăng insulin huyết, tạo nên lớp mỡ, glycogen, protein tích luỹ trong cơ thể thai nhi, khiến cho bé to lớn hơn bình thường.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cân nặng chuẩn khi mang thai của mẹ bầu là từ 11 – 16kg trong suốt thai kỳ và từ 16 – 20kg đối với trường hợp mang thai đôi. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít mẹ bầu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ, thậm chí chạm ngưỡng 30 cân và bắt buộc phải sinh mổ lấy con.

vicare.vn-nhu-the-nao-la-can-nang-thai-nhi-vuot-chuan-body-1

Cân nặng thai nhi vượt chuẩn có nguy hiểm?

Các bà mẹ khi mang thai thường quan niệm rằng "1 người ăn, bổ cho 2 người", chính vì thế đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến thai nhi có khả năng vượt chuẩn cân nặng. Bởi khi các mẹ dung nạp nhiều dưỡng chất cả về số lượng và chất lượng trong thai kì, dẫn đến tình trạng thai nhi cũng hấp thụ nhiều hơn dẫn đến phát triển hơn mức cần thiết.

Trọng lượng của thai nhi sẽ tăng dần tương đương với tuổi thai, nếu trọng lượng của thai nhi vượt mức trung bình so với tuổi thai thì sẽ được gọi là cân nặng thai nhi vượt chuẩn. Ngoài ra, cân nặng của người mẹ cũng chính là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến cân nặng của thai nhi. Nếu một mẹ bầu có thể trọng mập, tăng cân nhanh thì thai nhi cũng sẽ to ra nhanh chóng và ngược lại.

Bé có trọng lượng lớn đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh đẻ của mẹ và cả sự phát triển bình thường sau này của bé. Nguy hiểm hơn là những biến chứng khi sinh, vì khi cân nặng thai nhi vượt chuẩn sẽ khiến bé sinh ra có nguy cơ cao bị hạ đường huyết, hay rùng mình, ngất bất chợt.

Thậm chí trong trường hợp lượng đường huyết quá thấp, thời gian sinh nở kéo dài làm tổn thương tế bào não gây nên những di chứng về thiểu năng trí tuệ ở bé. Thai càng to thì thai nhi càng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm.

vicare.vn-nhu-the-nao-la-can-nang-thai-nhi-vuot-chuan-body-2

Làm thế nào khi cân nặng của thai nhi vượt chuẩn?

Để có thể cân bằng lại cân nặng của thai nhi, mẹ có thể tiết chế lại lượng thức ăn dung nạp mỗi ngày nhưng vẫn phải đảm bảo em bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Cụ thể, trong bữa ăn mẹ nên cắt giảm lượng tinh bột, hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đường; ăn nhiều rau củ quả tươi, tránh uống nước ép hoa quả đóng sẵn; kết hợp với vận động thường xuyên để cải thiện sức khỏe và làm cho thức ăn dễ tiêu hóa.

Và lưu ý thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ, khi đó các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho thể trạng của mẹ và bé. Nếu như mẹ bầu và thai có cân nặng tăng chậm so với tuổi thai, thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên làm thế nào để chăm sóc và bồi dưỡng cho cả mẹ và con.

Ngược lại, tốc độ phát triển về mức cân nặng của thai tăng nhanh chóng, có nguy cơ vượt chuẩn thì bác sĩ sẽ đưa ra các tư vấn thích hợp để mẹ có được chế độ ăn uống hợp lý mà không ảnh hưởng bất lợi đến thai.

Xem thêm

  • Cân nặng thai nhi qua các tuần tuổi: Thế nào là phù hợp nhất?

  • Cách tính cân nặng của thai nhi theo chỉ số siêu âm