Nhói tim là biểu hiện của bệnh gì?

Bình thường khi bị đau nhói tim, đặc biệt là phía bên trái chúng ta thường nghĩ ngay đến bệnh tim mạch. Tuy nhiên nhói tim còn là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm khác nữa. HoiBenh sẽ thông tin cụ thể ở bài viết dưới đây.

Nhói tim là biểu hiện của bệnh gì? Nhói tim là biểu hiện của bệnh gì?

Nhói tim là biểu hiện của bệnh gì?

Hiện tượng nhói tim có thể là dấu hiệu cảnh báo đang có những tổn thương nhất định ở tim. Đau nhói là một cảm nhận của cơ thể khi các dây thần kinh cảm giác bị kích thích. Các cơ quan trong cơ thể đều có dây thần kinh cảm giác, vì thế khi cơ quan đó có bệnh lý thường gây cảm giác đau đầu tiên

Triệu chứng đau nhói ở tim không diễn ra thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của một số bệnh như:

  • Viêm, đau dây thần kinh liên sườn, viêm sụn sườn ban đầu đau nhói tim, sau đó là đau âm ỉ, ê ẩm vùng cột sống lưng. Khi vận động và nghỉ ngơi đều đau. Ấn ngón tay vào vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt sống bệnh nhân sẽ thấy đau tức, đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn.
  • Bị rối loạn thần kinh tim: Biểu hiện là tim đập nhanh, khó thở, đau nhói ngực trái, mệt mỏi, kèm theo triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, mỏi cơ bắp, đổ mồ hôi.
  • Đau nhói tim do bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim đau từ ngực trái hay vùng sau xương ức, đau kiểu thắt nghẹt, bóp nghẹt và đau lan lên vai, cằm. Tình trạng này thường xảy ra khi gắng sức và giảm khi nghỉ ngơi. Đây là nhóm bệnh lý nguy hiểm nhất.
  • Nhói tim đi kèm triệu chứng là đau liên tục ở cổ và bả vai có thể là dấu hiệu bệnh lý ở phổi. Những cơn đau này là do khó thở hoặc do dây thần kinh chạy từ Cột sống tới cơ hoành và thông qua đường phổi.
  • Bệnh viêm dạ dày, thực quản có thể đau lan lên vùng ngực, khiến bạn nhầm tưởng thành đau vùng tim.
vicare.vn-nhoi-tim-la-bieu-hien-cua-benh-gi-body-1

Nhóm đối tượng nam độ tuổi trên 40 tuổi và nữ trên 50 tuổi sẽ có khả năng bị bệnh mạch vành cao hơn. Những người bị tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, rối loạn lipid trong máu, tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm cũng sẽ có khả năng bị bệnh tim, mạch vành cao hơn bình thường.

Các bác sĩ sẽ chia mức đau theo thang điểm 10. Mức độ đau nhẹ là 1/10 – 3/10; 4/10 -6/10 là mức độ đau trung bình, 7/10 - 10/10 là mức độ đau nặng. Dựa vào mức độ đau này để đánh giá, theo dõi điều trị các cơn đau nhói tim.

Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo bạn phải thường xuyên lắng nghe cơ thể, nếu có bất cứ dấu hiệu nào, đau nhói tim thì không được xem nhẹ. Mà phải đi khám ngay để bác sĩ kiểm tra nguyên nhân, cách điều trị càng sớm càng tốt. Vì nếu không may mắn nhói tim do nhồi máu cơ tim, viêm màng ngoài tim hoặc bóc tách động mạch chủ thì nguy cơ tử vong cao hơn.

Để không nhói tim và có một trái tim khỏe mạnh

Để hạn chế các triệu chứng nhói tim, đồng thời có một trái tim khỏe mạnh thì bạn phải có chế độ dinh dưỡng khoa học, sinh hoạt lành mạnh:

  • Tập thể dục: Dành 30 phút mỗi ngày để tập thể dục cho trái tim khỏe mạnh, giảm cholesterol xấu.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là ngủ từ 7-8h/ngày. Ngủ đủ giấc giúp điều hòa hoạt động của Insulin trong máu, tránh nguy cơ tim mạch béo phì, giúp hạn chế được các cơn nhói tim
  • Ăn nhiều loại trái cây, rau quả và cá đặc biệt các loại thực phẩm nhiều màu sắc như lựu, việt quất, cà chua, rau bina, chúng giàu chất chống oxy hóa, tốt cho tim. Thêm vào đó ăn các loại cá hồi, cá mòi, để bổ sung omega 3, axit béo giảm nguy cơ mắc tim mạch.
vicare.vn-nhoi-tim-la-bieu-hien-cua-benh-gi-body-2
  • Hạn chế ăn mặn: Cơ thể hấp thụ nhiều natri sẽ tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị tim mạch.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá sẽ làm hẹp động mạch, tăng huyết áp, máu đặc lại dễ dẫn đến cơn đau cơ tim.
  • Giảm béo: Trọng lượng cơ thể có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe tim mạch. Nếu nữ có vòng eo 102 cm và nam trên 114 cm thì nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Vì thế giảm cân khoa học là cần thiết.
  • Cười nhiều mỗi ngày: Nụ cười sẽ giúp hạ thấp hàm lượng hormone cortisol stress, tăng khả năng miễn dịch, giúp bạn có tâm trạng tốt, phòng ngừa đau tim.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Tốt nhất bạn nên đo huyết áp ít nhất 2 năm/lần, kiểm tra hàm lượng cholesterol 5 năm/ một lần, để phát hiện bệnh tim mạch sớm.

Xem thêm:

  • Đau ngực, khó thở: Cảnh giác bệnh viêm màng ngoài tim
  • Nhóm máu liên quan tới nguy cơ đau tim do ô nhiễm không khí
  • Ai đang làm việc văn phòng trong tư thế này, đàn ông có thể đau tim, bà bầu sẩy thai