Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm như bạn nghĩ?

Việc nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào vị trí răng được nhổ và bác sĩ thực hiện ca nhổ răng này có an toàn hay không. Hiện nay với khoa học và máy móc hiện đại, để tiến hành nhổ răng các bác sĩ sẽ khám và đưa ra giải pháp cụ thể đối với từng trường hợp. Việc nhổ răng ở hàm dưới sẽ được đảm bảo không đau nhức và để lại biến chứng sau khi nhổ,

Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm như bạn nghĩ? Nhổ răng hàm dưới có nguy hiểm như bạn nghĩ?

nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm.

Các trường hợp cần nhổ răng hàm dưới

Khi quyết định nhổ răng hàm dưới, nhiều người thường nghĩ đến sự nguy hiểm của nó. Nếu như việc nhổ răng nói chung và đối riêng với răng hàm dưới nếu không được tiến hành bởi các cơ sở chuyên khoa, thì khả năng gặp các biến chứng là có thể xảy ra.

Thông thường những trường hợp được chỉ định phải nhổ răng hàm dưới là khi răng khôn hàm dưới bị mọc lệch, mọc ngầm... gây ra các cơn đau không thể khắc phục. Trường hợp này phải nhổ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hại cho tình trạng răng miệng. Ngoài ra khi răng hàm dưới bị sâu, và không thể tiến hành xử lý như trám lại vùng bị sâu và tình trạng sâu viêm nhiễm quá mức. Gây ra các vấn đề áp xe ổ răng, viêm nhiễm và xâm lấn vào buồng tủy thì cần tiến hành nhổ răng.

Hoặc thậm chí có những trường hợp răng bị vỡ mẻ hết cả phần thân răng, chỉ còn phần chân thì bắt buộc phải được nhổ ra khỏi hàm, bởi răng trong trường hợp này không thể điều trị và bảo tồn lại, lâu dần nó gây đau nhức, ảnh hưởng đến ăn uống và sức khỏe của người bệnh rất nhiều.

vicare.vn-nho-rang-ham-duoi-co-nguy-hiem-nhu-ban-nghi-body-1

Nhổ răng hàm dưới liệu có nguy hiểm?

Không riêng gì nhổ răng hàm dưới mà các loại răng khác khi nhổ đều không tạo cảm giác đau buốt nếu như nó được thực hiện dưới sự an toàn tuyệt đối. Ngày nay, việc nhổ răng diễn ra rất bình thường và hầu như ai cũng phải trải qua.

Tuy nhiên bạn cứ hoàn toàn yên tâm vì trước khi tiến hành nhổ răng hàm dưới, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng, thực hiện chụp X-quang đối với những trường hợp khó, xác định vị trí của răng, từ đó có thể loại bỏ các tác động có hại đến răng, hoàn toàn không xảy ra bất kỳ biến chứng nào, nếu như nha sỹ có chuyên môn giỏi và giàu kinh nghiệm.

Sau khi thực hiện nhổ răng hàm dưới, lấy toàn bộ răng ra khỏi xương hàm, thì tùy vào cơ địa của mỗi ngày mà cảm giác đau sau khi hết thuốc tê sẽ dài hay ngắn. Nhổ răng hàm dưới hoàn toàn không ảnh hưởng đến các dây thần kinh của bệnh nhân. Sau khi nhổ, bệnh nhân sẽ được lên toa thuốc để giảm đau và giúp vết nhổ mau lành. Ở bệnh nhân bình thường thời gian chảy máu từ 3 phút đến 6 phút, khách hàng chỉ cần cắn chặt bông gòn là có thể cầm được máu.

Hiện nay, hầu hết các phòng khám, trung tâm nha khoa đều có áp dụng công nghệ nhổ răng không đau. Đặc biệt là công nghệ siêu âm Piezotome có nguồn gốc từ Paris. Tất cả ca nhổ răng kể cả ca phức tạp đến đâu cũng đều được theo dõi và kiểm soát bằng công nghệ hiện đại này.

Theo các bác sĩ nha khoa Paris thì công nghệ này có ưu điểm đặc biệt là bóc tách răng bằng mũi cắt siêu âm vô cùng sắc bén nên hạn chế được tối đa các thao tác nạy bẩy gây đau đớn và thương tổn. Vì vậy mà quá trình nhổ răng hàm dưới sẽ diễn ra nhanh chóng, sẽ không làm bệnh nhân đau, không gây ra biến chứng...

vicare.vn-nho-rang-ham-duoi-co-nguy-hiem-nhu-ban-nghi-body-2

Những biến chứng thường gặp khi không nhổ răng hàm dưới

Có không ít trường hợp khách hàng vì sợ đau, sợ biến chứng khi nhổ răng hàm dưới đã chấp nhận việc để nguyên tình trạng của răng như hiện tại. Chính sự thụ động này sẽ làm cho tình trạng răng của mọi người thêm xấu đi, khi răng có thể nhổ mà chưa nhổ, để lâu gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt là ảnh hưởng đến dây thần kinh của người bệnh.

Một số biến chứng thường gặp của việc răng phải nhổ mà lại không nhổ như: Không nhổ răng hàm dưới sẽ làm cho răng dễ bị nhiễm trùng máu, viêm nhiễm.. ảnh hưởng đến ăn uống, thậm chí làm sốt nguy hiểm đến tính mạng. Nếu tình trạng nhiễm trùng kéo dài dễ tạo ra các khối u gây ung thư xương hàm. Ngoài ra, nếu răng không được nhổ sẽ càng chèn ép vào dây thần kinh, có thể gây đau mắt đỏ, rối loạn phản xạ...

>>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc nhổ răng để niềng răng có đau hay không?