Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần nhịp đập của tim mỗi phút. Nhịp tim sẽ thay đổi theo nhu cầu thể chất của cơ thể và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Nhiều trường hợp nhịp tim nhanh có thể là bình thường (do hoạt động gắng sức, tập thể dục, căng thẳng hay lo lắng) và cũng có khi đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu? Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim là tốc độ nhịp tim đo bằng số lần nhịp đập của tim mỗi phút. Nhịp tim sẽ thay đổi theo nhu cầu thể chất của cơ thể và phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Nhiều trường hợp nhịp tim nhanh có thể là bình thường (do hoạt động gắng sức, tập thể dục, căng thẳng hay lo lắng) và cũng có khi đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy nhịp tim nhanh là bao nhiêu? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu?

Nhịp tim là một trong những chỉ số quan trọng của sức khỏe con người. Thông thường, người có thể trạng càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng chậm. Bởi theo như Hội Tim Mỹ thì khi cơ tim ở trạng thái tốt và không cần phải làm việc quá vất vả để duy trì nhịp ổn định thì nhịp tim sẽ chậm hơn.

Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 - 100 nhịp. Tuy nhiên nhịp tim chuẩn của mỗi người là không giống nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như tuổi, giới tính, cảm xúc hiện tại, bệnh lý hay do việc sử dụng các loại thuốc.

Theo nghiên cứu của Cơ quan y tế quốc gia tại Vương quốc Anh, đã đưa ra bảng tiêu chuẩn nhịp tim lý tưởng như sau: (nhịp tim được đo lúc cơ thể đang được nghỉ ngơi hoàn toàn)

vicare.vn-nhip-tim-nhanh-la-bao-nhieu-body-1

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim nhanh là tình trạng tim đập thình thịch, rung hoặc nhịp bất thường trong vài giây hoặc vài phút.

Nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh:

  • Hoạt động thể chất quá sức, chơi thể thao hay làm việc nặng.
  • Cảm xúc: sợ hãi, lo lắng, căng thẳng... Công việc quá áp lực.
  • Bệnh lý: do mắc phải các bệnh như bệnh tuyến giáp, đường huyết thấp, thiếu máu, huyết áp thấp hay các bệnh lý về tim mạch...
  • Sử dụng thuốc: có một số loại thuốc gây ra nhịp tim nhanh như thuốc hen suyễn dạng hít, thuốc điều trị suy giáp, thuốc giảm cân...
  • Thay đổi nội tiết tố: có thể gặp trong suốt giai đoạn hành kinh, gặp ở đối tượng tiền mãn kinh hay khi mang thai...
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, caffeine...

Khi nhịp tim trên 100 lần/phút thì được gọi là nhịp tim nhanh. Nó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Triệu chứng của nhịp tim nhanh có thể làm người bệnh bị ngất xỉu hoặc chóng mặt và kèm cảm giác rung trong ngực hay đánh trống ngực.

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Khi nhịp tim nhanh (trên 100 lần/phút) xuất hiện nhiều lần thì điều này rất nguy hiểm. Chúng ta nên đi khám tại các trung tâm y tế và tuyệt đối không được chủ quan. Bởi vì khi nhịp tim nhanh chứng tỏ cơn co bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn, khiến máu bị ứ tại tim và máu đi nuôi cơ thể ít đi. Người bệnh có thể có cảm giác đau tức ngực, hoa mắt chóng mặt và ngất xỉu. Do đó nếu quá trình này diễn ra lâu dài, không được điều trị kịp thời thì có thể làm rối loạn chức năng tim bình thường và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất hiện huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim đột ngột dẫn đến tử vong.

vicare.vn-nhip-tim-nhanh-la-bao-nhieu-body-2

Nếu nguyên nhân gây ra không liên quan đến các bệnh lý về tim mà bởi các yếu tố bên ngoài tác động vào thì hiếm khi được điều trị. Thay vào đó người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách tránh các cảm xúc tiêu cực và cách kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Còn nếu nhịp tim nhanh có liên quan đến các bệnh lý về tim thì cần phải được bác sĩ thăm khám kĩ càng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Biện pháp kiểm soát nhịp tim chuẩn

  • Nên giữ cơ thể luôn ở trạng thái thư giãn, vui vẻ. Giảm bớt các căng thẳng, lo lắng hàng ngày. Có thể tập ngồi thiền, hít thở sâu hay tập yoga cũng sẽ góp phần làm giảm căng thẳng, hồi hộp.
  • Từ bỏ các thói quen xấu như thức khuya, uống cà phê, rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích.
  • Lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe hệ tim mạch như rau xanh, cá hồi, sữa đậu nành... và hạn chế dùng mỡ động vật, thực phẩm chứa nhiều muối.
  • Tập luyện thể dục đều đặn, phù hợp với tình trạng thể chất. Không nên tập luyện gắng sức và các hoạt động quá mạnh. Nghĩ ngơi hợp lý.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp cân bằng điện giải và từ đó duy trì được nhịp tim ổn định.
  • Nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát được sớm các nguy cơ về bệnh lý tim mạch. Hạn chế những biến chứng nguy hiểm khác xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe.

Đáp án câu hỏi nhịp tim nhanh là bao nhiêu chính là khi nhịp tim trên 100 lần/phút. Khi xuất hiện nhịp tim nhanh nhiều lần thì chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Nên đến các cơ sở y tế khám và chẩn đoán sớm kịp thời, tránh các nguy hiểm và biến chứng xảy ra.

Xem thêm:

  • Chỉ số huyết áp có phải là nhịp tim?
  • Nhịp tim thai 160 lần/phút là trai hay gái?
  • Rối loạn nhịp tim nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh