Nhiệt miệng thai sản - điều trị không cần thuốc

Nhiệt miệng là một trong những vấn đề gây đau đầu đối với các mẹ bầu trong thời gian thai sản. Mặc dù không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng việc đau, lở miệng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và kén ăn hơn so với bình thường.

Nhiệt miệng thai sản - điều trị không cần thuốc Nhiệt miệng thai sản - điều trị không cần thuốc


Các triệu chứng của nhiệt miệng thường là những vết lở nhỏ hình tròn trong vùng rìa trong khoang miệng, trên lưỡi hoặc nướu răng. Xung quanh những chấm lở thường sưng đỏ và mỗi khi mắc phải nhiệt miệng sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, đau nhói khi ăn uống hoặc đánh răng.

Có bao nhiêu dạng nhiệt miệng?

Thông thường, nhiệt miệng được phân ra thành 3 loại chính bao gồm:

Nhiệt miệng thông thường là một trong những loại phổ biến nhất với vết thương có đường kính tầm 2-8 mm, chúng thường xuất hiện ở lưỡi và sàn miệng với nhiều vết lở xuất hiện cũng một lúc. Đối với dạng nhiệt miệng thông thường, các mẹ bầu không cần điều trị vì chúng sẽ tự biến mất trong vòng 10 ngày đến 2 tuần.

Tuy nhiên nếu vết loét lớn và sâu hơn, có đường kính lớn hơn 10 mm thì mẹ bầu đang mắc chứng nhiệt miệng sâu. Loại nhiệt miệng này ảnh hưởng nhiều đến lưỡi và mặt trong của miệng do vậy sẽ mất thời gian điều trị nhiều hơn.

Đặc biệt trong trường hợp nặng, mẹ bầu có thể mắc nhiệt miệng dạng Herppetiform khi vết lở hình thành theo từng đám nhỏ và tạo thành một tổn thương khoảng 1-3 mm. Chúng thường sẽ để lại sẹo sau khi lành lại trong vòng 15 ngày kể từ khi xuất hiện.

Nguyên nhân nhiệt miệng và triệu chứng

vicare.vn-nhiet-mieng-thai-san-dieu-tri-khong-can-thuoc-body-1

Trong thời gian thai sản, cơ thể của mẹ bầu có nhiều thay đổi do vậy sẽ gặp nhiều vấn đề trong quá trình thích ứng. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra nhiệt miệng thường là do thay đổi nội tiết tố, thiếu nhiều dưỡng chất như vitamin B12 hoặc acid folic và kẽm, hay hệ miễn dịch suy yếu, bị stress, ăn quá nhiều đồ cay nóng hay đang điều trị nha khoa...Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau hoặc thuốc chẹn beta giao cảm (một loại thuốc dùng hỗ trợ điều trị bệnh tim, huyết áp...) cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng.

Ngoài việc phát hện thấy các vết lở loét bên trong khoang miệng, nhiệt miệng còn kéo theo các triệu chứng khác như sốt, tiểu són, ngủ li bì hoặc ngứa ngáy trên da, gây nóng rát lưỡi và miệng hoặc khiến hơi thở có mùi và khó khăn khi ăn uống, nói chuyện.

Nếu các vết lở kéo dài quá 15 ngày thì mẹ bầu cần đi thăm khám đầy đủ để tránh trường hợp nhiễm khuẩn hoặc chẩn đoán các nguyên nhân tiềm ẩn.

Chữa nhiệt miệng ra sao?

Khi bị nhiệt miệng, mẹ bầu nên súc miệng bằng nước muối do muối có tính sát trùng nhẹ sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt các vi trùng có hại xung quanh những vết loét trong khoang miệng. Mẹ bầu cũng cần ngủ đủ giấc để phục hồi các cơ quan chức năng bên trong cơ thể, chuẩn bị cho quá trình phát sinh kháng thể và phục hồi hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, uống đủ nước là phương pháp giúp mẹ bầu tránh việc mất nước và hỗ trợ tốt trong việc giảm tình trạng sưng đau, nóng đỏ của nhiệt miệng.

Ngoài ra, dầu dừa và mật ong là hai phương thuốc tự nhiên giúp hỗ trợ việc điều trị nhiệt miệng và làm lành vết thương gây ra bởi nhiệt miệng nhanh chóng. Trong dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất và chống rạn da cũng như chữa nhiệt miệng. Bên cạnh đó, mật ong cũng tương đối an toàn sử dụng cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể bôi dầu dừa mỗi ngày hoặc súc miệng bằng nước ấm rồi xoa mật ong lên vết lở từ 2-3 lần/ngày để giúp vết thương nhanh chóng khép miệng.