Nhiễm trùng đường tiểu và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiểu là một trong những căn bệnh thường gặp, nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh này thường gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu, tiểu buốt, tiểu gắt... Bài viết bên dưới sẽ giúp bạn cách đơn giản để có thể điều trị và phòng ngừa căn này một cách hiệu quả nhất.
Nhiễm trùng đường tiểu và cách điều trị
Nhiễm trùng đường tiểu là gì?
Nhiễm trùng đường tiểu là căn bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến một phần của đường tiết niệu. Khi mắc bệnh, người bệnh thường phải trải qua cảm giác tiểu rát khi đi tiểu thường xuyên, luôn trong trạng thái buồn tiểu mặc dù vừa mới đi tiểu xong, hay tiểu gắt trong mỗi lần đi tiểu...
Bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, theo các chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu chính là sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại, được gọi là vi khuẩn đại tràng (Escherichia coli) sống trong đường ruột.
Loại vi khuẩn này sẽ lên niệu đạo tới bàng quang, chúng sẽ ở đây và phát triển gây nên tình trạng nhiễm trùng. Escherichia coli tồn tại trong quá trình tiêu hủy thức ăn và ký sinh trong đường ruột của người bệnh. Khi vi khuẩn trên đi vào lỗ tiểu và bắt đầu nhân lên trong đường tiểu, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra, bệnh còn là kết quả của những người có quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn; tác hại của bệnh tiểu đường, béo phì...
Cách điều trị nhiễm trùng đường tiểu
Thường các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu nhẹ sẽ hết sau một vài lần điều trị, xong cũng có trường hợp nặng, hay tái phát thì cần điều trị theo một quy trình lâu dài.
Lúc này các bác sĩ sẽ cho bạn điều trị nhiễm trùng đường tiểu, bằng kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Để kết quả điều trị mang lại một cách tốt nhất, người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, đảm bảo được theo dõi bằng xét nghiệm nước tiểu thường xuyên.
- Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ bị nhiễm trùng đơn giản thì trong từ 3 – 5 ngày, bệnh có thể được điều trị hoàn toàn. Còn trường hợp nặng thì phải có thời gian điều trị và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Mỗi người bệnh sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của mình. Qúa trình điều trị này có thể kéo dài khoảng 30 ngày hoặc lâu hơn tùy từng trường hợp.
- Trong khi điều trị phải tuyệt đối giữ vệ sinh đường tiểu, bổ sung đủ lượng nước trong ngày kết hợp với nghi dưỡng và vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu.
- Nếu nhiễm trùng đường tiểu do các tác nhân Chlamydia trachomatis và Mycoplasma hominis, thì cần phải điều trị với tetracycline hoặc doxycycline dài ngày. Nếu nhiễm trùng đường tiểu do bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu cần phải được chỉ định phẫu thuật .
Cách phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu
Để có thể ngăn ngừa và bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình, tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy” thì các bạn cần phải có biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu bằng cách:
- Đảm bảo cung cấp đủ lương nước trong ngày. Tối thiểu mỗi ngày dung nạp đủ 1,5 lít nước – 2 lít nước. Không sử dụng những chất kích thích dễ làm cho cơ thể nóng, tăng nhiệt độ và có hiện tượng nước tiểu màu vàng đậm sau mỗi lần đi.
- Khâu vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh bộ phận sinh dục phải luôn được đảm bảo sạch sẽ. Vệ sinh đúng cách sau khi đi vệ sinh, lau chùi từ trước ra sau để tránh vi khuẩn tiếp xúc vào trong lỗ tiểu.
- Sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu tiện để tránh mầm bệnh đi vào bàng quang gây nhiễm khuẩn. Để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiêu hóa, bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây có tính hàn.
- Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh không nên mặc quần áo lót bằng vải tổng hợp hoặc quần áo quá chật. Vì như vậy sẽ làm ra nhiều mồ hôi ở bộ phận dưới, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển tại chỗ.
Vừa rồi là một số thông tin liên quan đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu và cách điều trị. Dù là bất cứ một bệnh lý nào, thì cũng cần nhanh chóng phát hiện để điều trị kịp thời.
Vì vậy, đối với bệnh nhiễm trùng ở đường tiểu nói riêng khi thấy có những triệu chứng bất thường như: đi tiểu nhiều lần trong ngày, cảm thấy rát buốt, bí tiểu, gắt tiểu mỗi lần đi. Tình trạng này kéo dài liên tục nhiều ngày, thì tốt nhất là nên đi kiểm tra nhanh chóng.
Xem thêm
Những đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiểu
5 nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu với bất cứ ai