Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm trùng đường tiểu, là bệnh hay gặp ở nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nhiều mẹ rất lo ngại điều này. Vậy nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không - cùng HoiBenh tìm hiểu vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ có thai

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ mang thai là tình trạng vi khuẩn xâm nhập đường tiết niệu gây viêm nhiễm đường tiết niệu, có thể xâm nhập vào sâu bên trong gây viêm nhiễm tại bàng quang, niệu đạo, thận... rất nguy hiểm.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mang thai

Trường hợp nhiễm khuẩn thông thường

Có những trường hợp nhiễm trùng đường tiểu diễn ra âm thầm, không có triệu chứng rõ. Theo nghiên cứu, 25% trong các trường hợp nhiễm trùng tiết niệu, không triệu chứng, thường dẫn đến đẻ non hoặc thai kém phát triển.

Trường hợp nhiễm khuẩn đường tiểu có xuất hiện viêm bàng quang cấp

  • Sản phụ có cảm giác nóng rát khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt thường hay xuất hiện cuối dòng, ra từng ít một, không ra liên tục, tiểu khó, có trường hợp phải rặn tiểu.
  • Nước tiểu có thể thấy đục, có mùi nồng và có lẫn chút máu.
  • Sản phụ thấy mệt mỏi, có thể sốt nhẹ hoặc không sốt.

Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, gây viêm thận - bể thận cấp

  • Bệnh nhân thấy đau lưng, đau bụng, đau vùng xương chậu. Đau một bên hông hoặc hai bên hông.
  • Hay có cảm giác run người, ớn lạnh, đổ mồ hôi.
  • Trường hợp nặng có thể sốt rét run, sốt cao tới 39 - 40 độ C, mạch đập nhanh.
  • Phù toàn thân xuất hiện nhanh.
  • Sản phụ có thể thấy choáng do ure huyết tăng nhanh.
  • Mẹ bầu chán ăn, kém ăn hơn.
  • Hay buồn nôn, nôn.
vicare.vn-nhiem-trung-duong-tieu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-1

Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu dẫn đến Viêm cầu thận cấp

  • Thai phụ có biểu hiện phù nhanh, phù trắng ấn lõm.
  • Cân nặng tăng nhanh do phù, tăng có thể 2kg/tuần.
  • Tăng huyết áp.
  • Tiểu ít
  • Nhức đầu, có trường hợp thấy choáng, mờ mắt.
  • Rất dễ nhầm với tiền sản giật.

Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu dẫn đến suy thận cấp còn có một số triệu chứng khác như

  • Phù
  • Tiểu ít
  • Xét nghiệm máu ure tăng, creatinin tăng.

Xét nghiệm nước tiểu, xuất hiện nhiều bạch cầu, nitrite dương tính, hồng cầu... trong nước tiểu tăng. Hoặc xuất hiện các tế bào mủ trong nước tiểu. Có nhiều trường hợp thấy xuất hiện một số vi khuẩn gây bệnh như: Escherichia Coli (80%), Pneumonia, Klebsiella, Enterobacter, Proteus... Có trường hợp cấy máu xuất hiện nhiễm khuẩn huyết.

Nhiễm trùng đường tiểu có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có thể động thai, sảy thai vào giai đoạn đầu của thai kỳ.

Có thể làm thai chết lưu hoặc sinh non, nếu không phát hiện sớm để điều trị.

Trẻ sinh thiếu cân, nhẹ cân so với các trường hợp khác.

Viêm đường tiết niệu, có thể gây nên những ổ viêm ở chỗ khác như: nhiễm khuẩn huyết, viêm thận một bên hoặc hai bên, viêm bể thận cấp, áp xe quanh thận, suy thận cấp...

Nhiễm trùng nặng đường tiết niệu thường gặp vào tuần thứ 20 của thai kỳ, do nhiễm trùng tiết niệu ngược dòng lên niệu quản.

vicare.vn-nhiem-trung-duong-tieu-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-2
Trẻ sinh thiếu cân, nhẹ cân so với các trường hợp khác

Khi bị nhiễm trùng nước tiểu mẹ nên làm gì?

Trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng, biểu hiện của viêm bàng quang, sản phụ có thể điều trị ngoại trú, sử dụng thuốc của bác sĩ điều trị. Sau khi điều trị xong một đợt, nên đi kiểm tra lại nước tiểu.

Đối với trường hợp viêm thận - bể thận cấp, trường hợp này, người mẹ cần đến điều trị tại bệnh viện, sẽ được thăm khám đầy đủ để được dùng thuốc và điều trị đúng cách.

Mẹ bầu phải sử dụng kháng sinh không ảnh hưởng cho thai nhi. Nếu phát hiện nguyên nhân do sỏi, cần sử dụng dẫn lưu nước tiểu tạm thời.

Mẹ bầu cần đi kiểm tra nước tiểu thường xuyên, kiểm tra nước tiểu nhanh ở những lần khám thai.

Xem thêm:

  • Những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Chỉ số Ery trong nước tiểu cao
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể biết được bệnh gì và nên làm ở đâu?