Nháy mắt liên tục là biểu hiện của bệnh gì?
Nhiều người nghĩ rằng nháy mắt là một hiện tượng tâm linh và rất chủ quan. Tuy nhiên, thực chất việc nháy mắt liên tục nhiều ngày lại là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoiBenh để hiểu rõ hơn nhé!
Nháy mắt liên tục là biểu hiện của bệnh gì?
Nhiều người nghĩ rằng nháy mắt là một hiện tượng tâm linh và rất chủ quan. Tuy nhiên, thực chất việc nháy mắt liên tục nhiều ngày lại là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm. Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của HoiBenh để hiểu rõ hơn nhé!
Nháy mắt là hiện tượng gì?
Nháy mắt là hiện tượng mí mắt co giật bởi sự co thắt cơ dưới da của mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày, thường xảy ra do các thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày. Nháy mắt có thể xảy ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên mắt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Biểu hiện của nháy mắt liên tục như nào?
Có các hình thái nháy mắt như sau:
Nháy chủ yếu ở mắt, thường ở cả hai bên là phổ biến nhất.
Hình thái loạn trương lực cơ vùng mặt khiến cơ vòng mi, cơ cung mày, cơ trán đều chịu ảnh hưởng. Nháy mắt vì hội chứng Meige hay gặp ở người trên 50 tuổi với biểu hiện: co rút các cơ vòng mi, cơ dưới da, cơ nhai, cơ nói, cơ nuốt,cơ vùng cổ.
Loạn trương lực cơ khu trú ở khối cơ vòng mi trước sụn sẽ có biểu hiện chủ yếu là sự rối loạn vận động của mi. Co rút cơ vùng mặt do sự chi phối của dây thần kinh số VII, các cơ mi mắt co rút trước, rồi lan sang các cơ vùng mặt. Hoặc quặm nhất thời vì co cơ vòng mi trước sụn.
Những nguyên nhân khiến bạn nháy mắt liên tục
Căng thẳng, áp lực và không thể ngủ ngon.
Sử dụng các chất kích thích như caffeine hay rượu thường xuyên.
Thiếu chất: thiếu hụt Magiê ảnh hưởng đến quá trình cân bằng dinh dưỡng.
Mắt bị khô do lão hóa, dùng kính áp tròng không thích hợp hoặc tác dụng phụ của thuốc đặc trị.
Căng mắt khiến mắt bị mỏi, ví dụ như không đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra trời nắng, mang kính mắt sai đơn thuốc, nhìn chằm chằm vào máy tính, điện thoại, quá lâu nhưng quên cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn.
Thói quen cắn chặt hàm răng, nghiến răng hoặc mài răng trong khi ngủ.
Thiếu ngủ khiến mắt mệt mỏi.
Nháy mắt liên tục là biểu hiện của bệnh gì?
Mắt bạn đang có một khối u
Khi mắt co giật một cách liên tục và bất thường chứng tỏ trong mắt có dị vật, khi đó có thể mắt bạn đang chưa 1 khối u, có thể là do các khối u đang hình thành, chèn lên dây thần kinh dẫn đến co giật mắt. Tuy trường hợp này xảy ra rất ít nhưng cũng không nên coi thường vì đó là căn bệnh nguy hiểm dẫn tới mù lòa, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Bạn đang nạp quá nhiều caffeine
Ở người trưởng thành, việc uống cà phê mỗi ngày chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nháy mắt liên tục bởi cà phê chứa chất caffeine khiến chúng ta căng thẳng, nhịp tim tăng, kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến não bộ.
Có hiện tượng này là do các vùng cơ ở mắt rất nhỏ và nhạy cảm, chỉ cần một chút rung động nhẹ từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài đã khiến chúng phản ứng bằng cách co giật. Nếu bạn uống quá 3 ly cà phê/ ngày thì nên xem lại nhé! Đó là một điều không hề tốt vì caffeine dễ khiến và tăng nhịp tim, ảnh hưởng đến não bộ về lâu dài đấy.
Cơ thể bạn đang bị dị ứng
Ngạt, khó thở, ngứa mũi... chính là biểu hiện của dị ứng, trong các biểu hiện đó bao gồm cả ngứa và nháy mắt liên tục. Khi bạn bị dị ứng, các tác nhân gây dị ứng sẽ tác động lên phức hợp protein và giải phóng histamine khiến cơ thể bắt đầu kích hoạt cơ chế phòng thủ để chống lại các phản ứng này, trong đó bao gồm việc co giật mí mắt.
Tuy nhiên, bạn đừng xem thường hiện tượng này bởi nếu để mắt phản ứng quá lâu mà không có giải pháp kịp thời sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như: viêm giác mạc, khô mắt, mù mắt tạm thời... Khi gặp những triệu chứng này, bạn nên nhỏ mắt bằng thuốc có chứa chất kháng histamine giúp giảm kích thích và làm dịu đôi mắt.
Cơ thể đang căng thẳng và bạn cần được nghỉ ngơi
Trong các biểu hiện phản ánh cơ thể mệt mỏi căng thẳng thì co giật mí mắt chính là biểu hiện rõ rệt nhất. Các nhà khoa học nhận xét rằng: khi cơ thể mệt mỏi, mắt sẽ có những xung động từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi bạn không thể nhận ra.
Các bác sĩ thần kinh chẩn đoán: khi bạn bị stress, cơ thể sẽ phản ứng bằng nhiều cách như thở dài, ngáp và cả co giật mí mắt. Nhưng có thể do bạn quá uể oải nên không cảm nhận được sự bất thường này từ đôi mắt và dễ dàng “lơ” đi. Nếu tình trạng này kéo dài, mắt sẽ dễ dàng bị lão hóa và dẫn đến mù lòa nhanh hơn.
Bạn đang bị thiếu ngủ
Tình trạng thiếu ngủ được xem là căn bệnh nguy hiểm và phổ biến ở các nước đã, đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Thiếu ngủ kéo dài sẽ kéo theo nhiều hệ lụy ngầm đằng sau nên mức độ nguy hiểm vô cùng lớn.
Tình trạng thiếu ngủ khiến bạn dễ bị căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và tác động xấu đến các cơ quan thần kinh, trong đó đôi mắt là nơi phản ánh tình trạng này rõ rệt nhất. Ngoài việc mệt mỏi, muốn “sụp mí” thì việc đôi mắt co giật liên tục chính là cảnh báo của tình trạng thiếu ngủ rồi bạn nhé!
Các tật về mắt đang hoành hành
Co giật mí mắt cũng chính là biểu hiện rõ rệt nhất cho các chứng bệnh liên quan trực tiếp đến mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị... Nếu thường xuyên cảm thấy mắt co giật khi đọc sách, làm việc cùng máy tính hoặc xem ti vi, điện thoại thì hãy đi đo và khám mắt nhé!
Cách khắc phục tình trạng nháy mắt liên tục
Bạn hãy dừng ngay việc tiết kiệm “chớp mắt” bởi 1 lần chớp mắt chỉ diễn ra khoảng 1/10 giây nhưng lại có tác dụng kỳ diệu giúp giảm căng thẳng, tránh khô mắt và loại bỏ các hạt bụi trong mắt.
Áp dụng các biện pháp xả stress hay hoạt động giúp tâm trạng thoải mái hơn.
Cố gắng không uống quá một tách cà phê mỗi ngày, dùng các thức uống thay thế lành mạnh.
Thay đổi các thói quen làm việc, vui chơi không tốt cho mắt như quá tập trung vào màn hình máy tính, điện thoại, nên đọc sách ở khoảng cách với mắt tối thiểu là 25cm...
Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống bằng cách bổ sung thực phẩm giàu magiê như quả hạnh nhân, bột yến mạch hay thuốc bổ cung cấp magie...
Bạn có thể đến nha sĩ để dùng các dụng cụ bảo vệ răng trong khi ngủ, cùng biện pháp điều trị thích hợp.
Khi căng thẳng, bạn nên hít thở sâu và cho mắt nghỉ ngơi, cách tốt nhất là nhắm mắt lại và ngủ thật sâu để hạn chế tình trạng nháy mắt. Nên ngủ đủ 7-8 giờ mỗi ngày và không quên ngủ trưa nhé.
Đồng thời, nên phối hợp các biện pháp trên cùng với việc điều trị bằng thuốc. Trong trường hợp nặng, có thể cần đến can thiệp bằng phẫu thuật với nhiều phương pháp như: hủy 1 số nhánh của dây thần kinh số VII, cắt lọc cơ vòng trước sụn và trên sụn, treo mi,...
Nên khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị tích cực các bệnh gây nháy mắt như: thiếu máu, cận thị, loạn thị, viêm giác mạc,...
Đôi mắt là một bộ phận rất quan trọng của con người, bởi vậy không thể chủ quan trước những biểu hiện nhỏ bất thường như nháy mắt liên tục được. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp ích được cho các bạn. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!