Nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng thế nào?

Nhau bám thấp là một trong các loại nhau tiền đạo hay gặp phải ở các mẹ bầu trong thai kỳ, khi mắc phải nhau tiền đạo nói chung hầu hết các chị em đều rất lo lắng. Vậy bạn có biết nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng thế nào? Hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng thế nào? Nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng thế nào?

Nhau bám thấp là một trong những loại nhau tiền đạo hay gặp phải ở các mẹ bầu trong thai kỳ, khi mắc phải nhau tiền đạo nói chung hầu hết các chị em đều rất lo lắng. Vậy bạn có biết nhau tiền đạo bám thấp có ảnh hưởng thế nào? Hãy cùng HoiBenh theo dõi bài viết dưới đây.

Nhau tiền đạo bám thấp là gì?

Theo TS.BS. Lê Thị Thu Hà - Khoa Sản A của Bệnh viện Từ Dũ cho biết bình thường nhau sẽ bám ở đáy của tử cung. Còn nhau tiền đạo bám thấp là tình trạng bánh nhau bám gần lỗ trong cổ tử cung, tức là chỉ bám vào thân tử cung và chỉ có một phần bánh nhau bám vào đoạn dưới của tử cung. Khi đó nếu thai phụ chuyển dạ hoặc có cơn gò tử cung, thì phần cơ tử cung ở đọan dưới sẽ giãn ra. Lúc này sẽ gây ra hiện tượng bóc tách bánh nhau khỏi niêm mạc tử cung gây chảy máu ít.


vicare.vn-nhau-tien-dao-bam-thap-co-anh-huong-the-nao

Nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau thai tiền đạo

Nhau tiền đạo bám thấp sẽ gây ảnh hưởng gì?

Khi mắc phải nhau tiền đạo nói chung và nhau bám thấp nói riêng thì chắc chắn sức khỏe của mẹ bầu sẽ bị ảnh hưởng, tuy nhiên tình trạng nhau bám thấp là một dạng nhẹ của nhau tiền đạo nên các chị em cũng không nên quá lo lắng.

Thông thường những bà mẹ lớn tuổi, đã từng sinh nhiều lần hay mổ lấy thai sẽ có nguy cơ gặp phải vấn đề nhau bám thấp. Tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp khác bị nhau tiền đạo bám thấp mà không thể xác định được nguyên nhân. Chính vì vậy bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, nhưng điều đặc biệt là vị trí nhau bám này lại có thể thay đổi hoàn toàn khi thai lớn lên. Vì có rất nhiều thai phụ, ở những tháng đầu được chẩn đoán là nhau bám thấp nhưng gần đến các tuần cuối trước khi sinh thì bánh nhau lại di chuyển cách xa cổ tử cung.

Khi được chẩn đoán nhau bám thấp mẹ cần lưu ý mình sẽ bị ra huyết âm đạo, ra từng đợt ít hoặc nhiều; ảnh hưởng đến ngôi thai (tức là ngôi thai sẽ chuyển thành ngôi mông hoặc là ngôi ngang không thuận). Nếu như bị chảy máu nhiều, thai phụ có thể sẽ bị mất máu, dẫn đến trụy mạch và không xử trí kịp thời còn gây nguy hại đến tính mạng. Đồng thời nguy cơ sinh non tháng là khó tránh khỏi.

vicare.vn-nhau-tien-dao-bam-thap-co-anh-huong-the-nao

Khi mắc phải nhau tiền đạo bám thấp mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám định kỳ

Vậy nên làm gì khi bị nhau bám thấp?

Nếu như mẹ bầu được chẩn đoán mắc phải tình trạng nhau bám thấp khi tuổi thai dưới 20 tuần, thì khả năng cải thiện nhau thai vẫn hoàn toàn có thể. Vì khi đó đọan dưới tử cung của mẹ bầu vẫn chưa thành lập, nên bánh nhau sẽ bám gần lỗ trong cổ tử cung. Nhưng sau đó khi thai bắt đầu phát triển và lớn hơn, thì chắc chắn đọan dưới của tử cung bây giờ đã được thành lập nên sẽ kéo dài phần cơ tử cung ở gần cổ tử cung ra. Từ đó bánh nhau sẽ phải di chuyển lên cao, không còn gây ra việc chảy máu nữa. Và mẹ có thể hoàn toàn yên tâm sinh con ra bình thường, khỏe mạnh.

Khi bị nhau bám thấp thi phụ không nên quá lo lắng, mà thay vào đó hãy cố gắng tĩnh dưỡng và nghỉ ngơi nhiều hơn. Nếu có chảy máu bất thường trong thai kỳ, nên lập tức đến gặp bác sĩ. Tuyệt đối tránh đi lại, vận động nhiều, làm công việc nặng nhọc; tránh quan hệ tình dục...

Ngoài ra chế độ dinh dưỡng lúc này là rất cần thiết, nên ăn nhiều thực phẩm dễ tiêu hóa; các loại trái cây, rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ.... Uống nhiều nước để tránh táo bón, nếu như bạn bổ sung các loại chất như sắt, canxi thì cần ở dạng hữu cơ để dễ hấp thụ.

>>> Xem thêm: Chăm sóc thai phụ bị nhau tiền đạo như thế nào?