Nhật ký tháng cuối của thai nhi: Con đã nặng và cao từng này rồi, lại thèm nhất 5 món ngọt lịm, mẹ nhớ ăn nhiều vào nhé
Mới ngày nào mẹ vừa mừng rơi nước mắt khi thấy que thử thai lên 2 vạch đỏ chót, vậy mà giờ đây chỉ còn 1 tháng nữa thôi là kết thúc hành trình của một mẹ bầu và chính thức chuyển sang giai đoạn mẹ bỉm sữa.
Nhật ký tháng cuối của thai nhi: Con đã nặng và cao từng này rồi, lại thèm nhất 5 món ngọt lịm, mẹ nhớ ăn nhiều vào nhé
Bắt đầu sang đến tháng thứ 9, con đã phát triển khá toàn diện. Lúc này, vì không gian bụng mẹ (cũng là nhà của con đó) đã trở nên rất chật chội. Vì thế, con đã quay đầu xuống xương chậu để giúp phần chân và mông được có không gian quẫy đạp nhiều hơn. Ngoài ra, cách này còn giúp con chào đời dễ dàng hơn đó mẹ ơi. Nếu mẹ đi siêu âm mà chưa thấy con quay đầu thì chờ thêm chút nữa nhé, con sẽ nhanh chóng xoay người để được đẻ thường.
Cân nặng thai nhi theo tuần
Nhưng trong trường hợp con bướng bỉnh, không thèm quay đầu lại, các bác sĩ nói đó là ngôi thai ngược thì mẹ sẽ phải đẻ mổ.
Một điều mà mẹ muốn biết nhất là con trong bụng bây giờ đang nặng và cao bao nhiêu đúng không? Đây là những thông tin mẹ rất quan tâm bởi việc biết được cân nặng của thai nhi sẽ giúp mẹ kịp thời bổ sung cho bé những chất quan trọng, tránh tình trạng con sinh ra bị nhẹ cân.
Thông thường con sẽ nặng khoảng 3 – 3,5kg và dài 50cm khi chào đời. Trong tháng cuối cùng này, con tăng tốc nhanh lắm nhé! Con tăng khoảng hơn 1 kg so với tháng trước để chuẩn bị cho quá trình sống bên ngoài cơ thể mẹ.
Cụ thể, cân nặng và chiều dài của con theo từng tuần trong tháng cuối thế này đây ạ:
– Tuần thứ 37: Con dài 48,5 cm; nặng 2,8 kg
– Tuần thứ 38: Con dài 49,8 cm; nặng 3 kg
– Tuần thứ 39: Con dài 50,3 cm; nặng 3,4 kg
– Tuần thứ 40: Con dài 51,5 cm; nặng 3,6 kg.
Trong 4 tuần cuối cùng này, con không chỉ tăng nhanh về cân nặng chiều cao mà còn chính là thời điểm trí não con phát triển nhanh nhất đó mẹ ơi! Lúc này, não của con có thể đạt đến 25% trọng lượng não của người trưởng thành. Vì thế, mẹ hãy chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, cách dưỡng thai để trao cho con cơ hội quý giá được phát triển hoàn thiện, thông minh lanh lẹ hơn trong tương lai nhé.
Bổ sung thực phẩm cho mẹ ở tháng cuối thai kì
– 4 nhóm chất: đạm (thịt, cá, trứng sữa), chất béo ( dầu oliu, bơ, đậu phộng, các loại hạt tự nhiên), tinh bột (gạo, ngũ cốc, khoai, sắn), chất xơ (rau củ). Ngoài ra, mẹ bổ sung cho con thêm các chất khác như sắt, can-xi, kẽm, magie, vitamin C... để con được phát triển xương mạnh khỏe. Con sẽ tưng bừng nhảy múa vì vui đó mẹ ơi!
– Bổ sung axit béo: Mẹ đừng bỏ quên bổ sung thêm lượng axit béo, nhất là omega 3, DHA và EPA trong tháng cuối thai kỳ vì chúng rất cần thiết giúp phát triển mắt, hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Mẹ có thể bổ sung chất béo thông qua các nguồn thực phẩm như cá hồi, cá thu, đậu nành, các loại hạt như hạt bí, hạt hướng dương, hạnh nhân, óc chó, dầu nành, dầu ôliu...
– Ăn các loại rau củ, trái cây: Nhóm thực phẩm này sẽ cung cấp cho con nhiều vitamin thiết yếu để được phát triển khỏe mạnh nhất.
– Sữa và phô mai: Ngoài rau củ, thịt cá, mẹ bầu cũng nên nạp thêm sữa và phô mai bởi sữa rất giàu protein, can-xi và carbohydrate giúp thai nhi tăng cân. Tuy nhiên mẹ bầu nên chọn các loại sữa tươi không đường vì sữa có đường có thể gây nên tình trạng khó tiêu, tiêu chảy.
– Uống đủ nước: Mẹ cố gắng uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày để đủ ối, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và ngăn chặn táo bón hay phù nề nhé.
Con biết mẹ đang rất mệt mỏi và vất vả khi con ngày một lớn lên. Mẹ cố gắng thật nhiều nhé! Nếu mẹ thấy bụng to gây khó khăn quá khi đi lại và công việc nhiều áp lực thì mẹ xin nghỉ thai sản sớm một chút.
Ở tháng cuối, mẹ thường tăng khoảng 1⁄2 kg mỗi tuần. Khi chạm mốc 40 tuần, mẹ có thể bị sụt ký và đây là một dấu hiệu bình thường và mẹ bầu có thể sẽ chuyển dạ trong vòng 10 ngày trở lại. Và rất nhanh thôi, mẹ sẽ được gặp một thiên thần đáng yêu là con nè!
Nguồn: Emdep (Tổng hợp webtretho)
Xem thêm
- Cân nặng chuẩn của thai nhi 33 tuần tuổi
- Cân nặng thai nhi 35 tuần tuổi đúng chuẩn