Nhận biết chuyển động của thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi đã hình thành khá đầy đủ các bộ phận và có những cử động rõ ràng khác nhau như đấm, đá, cuộn người hay vặn mình. Để biết những chuyển động của thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ như thế nào? Các bạn hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nhận biết chuyển động của thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ Nhận biết chuyển động của thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ

Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi đã hình thành khá đầy đủ các bộ phận và có những cử động rõ ràng khác nhau như đấm, đá, cuộn người hay vặn mình. Để nhận biết những chuyển động của thai nhi trong ba tháng cuối thai kỳ. Các bạn hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thai nhi bắt đầu có chuyển động khi nào?

Ba tháng đầu của thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển nhanh chóng đến kinh ngạc, tuy nhiên ở giai đoạn này mẹ bầu vẫn chưa thể cảm nhận được bất kỳ chuyển động nào của thai nhi. Vào giai đoạn này, để kiểm tra và đánh giá sự phát triển của thai nhi là nhờ vào các thông số hoạt động của nhịp tim thai được xác định thông qua máy siêu âm.

Bước vào ba tháng giữa của thai kỳ, thai nhi bắt đầu có những chuyển động nhất định. Điển hình là bước vào tháng thứ 4, các mẹ bầu sẽ dễ dàng cảm nhận được bé bắt đầu biết đá, quẫy và thậm chí là mút tay trong bụng mẹ. Và vào tháng thứ 6 của thai kỳ, các mẹ sẽ cảm nhận được nhiều chuyển động của thai nhi hơn, và các chuyển động cũng sẽ rõ ràng hơn. Lúc này, chân của bé bắt đầu cử động linh hoạt hơn, vì vậy các mẹ có thể cảm nhận rõ bàn chân bé chạm vào bụng mẹ. Theo các chuyên gia, do giai đoạn này bé vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm nên ban ngày khi me vận động lại chính là thời gian bé ngủ, ngược lại, bé sẽ thức và hoạt động nhiều nhất vào buổi tối lúc các mẹ nghỉ ngơi.
vicare.vn-nhan-biet-chuyen-dong-cua-thai-nhi-trong-ba-thang-cuoi-thai-ky-body-1

Chuyển động của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng cuối

Bước vào tháng thứ 7, thai nhi đã lớn hơn và những cử động của bé ở giai đoạn cuối này rất mạnh, những cú huých, đấm, hay đá rất khỏe và rõ rệt. Mỗi bé có những cách cử động khác nhau, nên đừng lo lắng khi bé có những cử động bất thường, vì điều đó không có nghĩa là con bạn sau này sinh ra sẽ quá hiếu động.

Bạn sẽ không chỉ cảm thấy có những cú đá và đấm trong thời gian này, mà còn cảm nhận được sự rung động thường xuyên giật nhẹ nhưng theo nhịp. Đó là trạng thái bé nấc cụt, và đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở thai nhi. Thời gian thai nhi bị nấc kéo dài khoảng 3-15 phút, mỗi ngày bé có thể nấc vài ba lần.

Theo các chuyên gia sản khoa, sau tuần thứ 28, mẹ nên dành hai lần một ngày để đếm số lần chuyển động của thai nhi. Nếu mẹ đếm được 10 chuyển động trong vòng 1 giờ hoặc ít hơn mức đó một chút, thì tức là bé đang khỏe mạnh bình thường. Còn nếu mẹ không đếm được 10 chuyển động của thai nhi trong vòng 1 giờ, thì có thể bé đang ngủ, và bạn hãy ăn nhẹ để đánh thức bé dậy và tiếp tục đếm những chuyển động của thai nhi. Nếu phải mất hơn 2 giờ để đếm được 10 chuyển động của thai nhi, thì mẹ cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra, nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn cho các bé.

Tháng thứ 8, thai nhi đã tăng cân và lớn hơn rất nhiều, những cú "nhào lộn" của bé sẽ ít đi, nhưng bạn vẫn cảm nhận được bé xoay, huých khuỷu tay, đá đầu gối vào thành bụng của người mẹ. Đặc biệt, trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, mẹ có thể tương tác dễ dàng với bé bằng cách khi nhìn thấy một cái gì đó nhô lên trên bụng mình giống như đầu gối hay bàn chân, thì hãy ấn nhẹ vào đó bạn sẽ thấy bé co lại rồi nhô ra lần nữa.
vicare.vn-nhan-biet-chuyen-dong-cua-thai-nhi-trong-ba-thang-cuoi-thai-ky-body-2

Một lưu ý rất quan trọng cho mẹ bầu trong giai đoạn này là mẹ vẫn phải tiếp tục đếm chuyển động của thai nhi, nhưng mẹ cũng cần biết rằng ở giai đoạn này bé đã có chu kỳ ngủ và thức. Nếu đôi khi bạn thấy bé yên ắng không cử động thì có lẽ bé đang có giấc ngủ sâu, và bạn có thể đánh thức bé bằng cách ăn nhẹ một ít snack hoặc hoa quả.

Tháng thứ 9, kích thước và cân nặng đã tăng lên rất nhiều so với lần trước đó, do vậy bé nằm khít trong bụng mẹ. Những cú đá sẽ không còn nữa vì không đủ chỗ nhưng cử động cuộn, xoay vẫn còn. Thỉnh thoảng chân bé sẽ thúc vào cạnh sườn khiến bạn thấy đau, lúc này bạn hãy di chuyển nhẹ nhàng hoặc thay đổi tư thế để làm giảm cơn đau, và cho bạn thoải mái hơn.

Lưu ý cho mẹ trong giai đoạn ba tháng cuối thai kỳ, mẹ nên chú ý đến những thay đổi của bé, tiếp tục đếm cử động thai một vài lần một ngày và liên hệ bác sĩ nếu số lần cử động giảm đột ngột.

Trong khoảng từ 2 đến 3 tuần trước khi sinh nở, các hoạt động của thai nhi có thể sẽ có nhiều thay đổi. Mẹ sẽ cảm thấy khá rõ mỗi khi bé xoay đầu, đầu bé sẽ chạm vào cổ tử cung của mẹ nhưng chân bé không thúc vào cạnh sườn của bụng mẹ nữa. Những tuần cuối cùng khi sinh, mỗi bé sẽ có trạng thái chuyển động khác nhau, có bé sẽ chuyển động ít đi, có bé vẫn chuyển động tích cực cho đến khi chào đời.

Khi mang thai, thai nhi sẽ có những chuyển động khác nhau, và với tần suất khác nhau ở từng giai đoạn thai kỳ. Do đó, các mẹ bầu nên chủ động đếm cử động của thai nhi và cần chú ý theo dõi những thay đổi bất thường của thai nhi, nhằm đảm bảo cho bé luôn được phát triển an toàn và khỏe mạnh.