Nguyên nhân và triệu chứng của cục máu đông mà bạn cần biết

Theo liên hiệp các quốc gia về phòng chống máu đông, khoảng một phần ba số người mắc phải chứng cục máu đông đã chết mặc dù căn bệnh đó có điều kiện để điều trị được. Tại Hoa Kỳ, chứng cục máu đông xuất hiện ở 900.000 người mỗi năm. Các cục máu đông được hình thành bên trong động mạch và tĩnh mạch do sự nỗ lực của cơ thể trong việc tu bổ mạch máu. Một cục máu đông là khối g...

Nguyên nhân và triệu chứng của cục máu đông mà bạn cần biết Nguyên nhân và triệu chứng của cục máu đông mà bạn cần biết

Theo liên hiệp các quốc gia về phòng chống máu đông, khoảng một phần ba số người mắc phải chứng cục máu đông đã chết mặc dù căn bệnh đó có điều kiện để điều trị được. Tại Hoa Kỳ, chứng cục máu đông xuất hiện ở 900.000 người mỗi năm.

Các cục máu đông được hình thành bên trong động mạch và tĩnh mạch do sự nỗ lực của cơ thể trong việc tu bổ mạch máu. Một cục máu đông là khối gel hóa gồm fibrin và tiểu cầu máu. Cục máu đông đó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng nếu nó không thích hợp phát triển bên trong các mạch máu. Lưu lượng máu giảm bất cứ khi nào các cục máu đông hình thành, gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Những thiếu sót trong việc nhận ra triệu chứng của các cục máu đông là một trong những mối lo lắng phổ biến nhất, đặc biệt là khi căn bệnh thường được phát hiện muộn. Ngoài ra, các yếu tố góp phần vào sự phát triển của các cục máu đông thông thường là sự thiếu hiểu biết hoặc hiểu không rõ.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-cuc-mau-dong-body-1

Nguyên nhân gây bệnh

Theo liên hiệp các quốc gia chống máu đông và MedicineNet, một loạt các điều kiện y tế, các vấn đề và việc lựa chọn lối sống có thể gây ra các cục máu đông được kể ra nhưng không giới hạn như:

  • Liệu pháp thay thế hormone có chứa estrogen
  • Các trạng thái của tim như rối loạn nhịp tim và rung nhĩ
  • Sử dụng các kỹ thuật hạn chế sự sinh sản có chứa estrogen bao gồm thuốc dán, thuốc viên, hoặc đặt vòng.
  • Thời kỳ mang thai, kéo dài đến khoảng sáu tuần sau khi sinh.
  • Gia tăng sự cố định bao gồm cả ngồi yên không cử động hoặc với đôi chân vắt chéo nhau trong thời gian dài.
  • Đại phẫu, đặc biệt là phương pháp chỉnh hình cố định có liên quan đến vị trí của phôi và nẹp. Các yếu tố có rủi ro cao nhất bao gồm bụng, khung xương chậu, đầu gối, và phẫu thuật hông.
  • Chấn thương cơ bắp nặng và gãy xương.
  • Béo phì
  • Rối loạn cục máu như là yếu tố V Leiden
  • Do ung thư và kế hoạch điều trị của bệnh ung thư.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-cuc-mau-dong-body-2

Các triệu chứng

Các cục máu đông hình thành trong mạch máu thường được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên chúng có thể vỡ ra và đi đến phổi. Tình trạng này có các triệu chứng khác nhau, điều quan trọng là phải có kiến thức về chúng như:

- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục máu đông phát triển ở bất kỳ tĩnh mạch sâu nào của cơ thể bạn như ở chân và tay. Các khu vực bị ảnh hưởng thường phồng lên và mềm hơn. Các bệnh nhân thường mô tả cơn đau của họ tương tự như bị chuột rút hoặc đau nhức cơ bắp.

Sự cấu thành của huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) thường làm biến đổi màu sắc vùng da của nơi bị bệnh, khiến vùng da trở nên ửng đỏ hoặc nhờ nhợ xanh. Vị trí nhiễm bệnh cũng thường thấy ấm khi chạm vào. Vì bệnh cần điều trị kịp thời, đi khám và hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện những triệu trứng trên là việc rất quan trọng.

- Nghẽn mạch phổi (PE): các cơn đau nhói ở vùng ngực và đau hơn khi hít sâu, thở ngắn đột ngột, nhịp tim nhanh, và các cơn ho ko rõ lí do đôi khi ho có máu dạng niêm dịch là những triệu chứng phổ biến nhất của PE. Vào ngay khu cấp cứu hoặc gọi cứu thương ngay khi nhận thấy các triệu chứng trên xuất hiện.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-cuc-mau-dong-body-3

Phương pháp phát hiện

Bác sĩ thường dùng siêu âm để xác định vị trí của những nơi máu vón cục. Chụp cộng hưởng cũng thường được sử dụng để phát hiện, đặc biệt là nếu một bệnh nhân vẫn xuất hiện các triệu chứng nhưng siêu âm không hiển thị vị trí của một cục máu đông. Một xét nghiệm D-dimer kiểm tra máu cung cấp dấu hiệu cho thấy quá trình đông máu đã bắt đầu, có nghĩa phương pháp này cũng có thể được sử dụng hiệu quả để phát hiện căn bệnh.

Cách điều trị

Sử dụng các loại thực phẩm được xem là chất làm loãng máu tự nhiên có thể hữu ích trong việc điều trị môt cục máu đông hiện hữu. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý rằng các biện pháp đó sẽ hữu ích hơn cho việc phòng chống. Nho, lựu, gừng, tỏi và được cho là các chất làm loãng máu tự nhiên hiệu quả nhất. Những thực phẩm này bao gồm salicylat, rất tốt để chống lại và giảm thiểu những tác động làm đông của vitamin K trong cơ thể chúng ta.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-cuc-mau-dong-body-4

Cách phòng ngừa

Chú ý đến các yếu tố rủi ro là cách thức chắc chắn nhất để phòng ngừa chứng cục máu đông. Theo MedicineNet, các yếu tố có nguy cơ gây bệnh như hút thuốc lá, các vấn đề thừa cân, cholesterol cao, bệnh tim mạch, huyết áp cao và tiểu đường. Kiến thức về các yếu tố rủi ro cá nhân như di truyền và khả năng nhận ra cả các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến cục máu đông cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa.

Đảm bảo bạn phải vận động, đặc biệt là sau một thời gian dài bất động cũng góp phần đáng kể đối với việc ngăn ngừa các cục máu đông. Nếu bạn bị hạn chế hoặc bất động do bệnh tật hoặc bạn vừa trải qua phẫu thuật, điều quan trọng là bạn có tham khảo ý kiến bác sĩ về phương án phòng chống đông máu.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-cuc-mau-dong-body-5

Kết luận

Điều vô cùng quan trọng mà bạn luôn phải ghi nhớ, đó là không bao giờ ăn các thức ăn chống loãng máu tự nhiên cùng với bất kỳ loại thuốc theo đơn mà có cùng công dụng. Sự kết hợp này khiến loãng máu quá nhiều, sẽ gây ra những biến chứng bất lợi. Quan trọng nữa là phát hiện ra các cục máu đông sớm bởi vì nó có thể dẫn đến các mối nguy hại lớn, đặc biệt là nếu cục máu đông bị vỡ ra và đi đến phổi. Tuy nhiên, việc duy trì một chế độ ăn uống khỏe mạnh góp phần đáng kể vào việc phòng ngừa chứng cục máu đông.

(Nguồn: www.posotivemed.com)