Nguyên nhân và cách điều trị: nổi rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy trên mặt không đơn thuần là bị dị ứng, các vấn đề khác về da cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt. Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và cách điều trị tình trạng nổi rôm sảy, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và cách điều trị: nổi rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị nổi rôm sảy trên mặt không đơn thuần là bị dị ứng, các vấn đề khác về da cũng có thể là nguyên nhân của tình trạng nổi mẩn đỏ trên mặt. Để tìm hiểu nguyên nhân chính xác và cách điều trị tình trạng nổi rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nổi rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh
Thay đổi môi trường sống
Trẻ sơ sinh thường bị kích ứng da khi thay đổi đột ngột từ môi trường an toàn, vô trùng trong bụng mẹ ra bên ngoài. Không chỉ nổi rôm sảy trên mặt hay cổ, đôi khi mẩn đỏ còn xuất hiện rải rác ở khắp toàn thân từ chân, tay cho đến lưng. Tuy vậy cha mẹ không nên lo lắng quá vì tình trạng này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh.
Để bé bị nóng khiến nổi rôm sảy trên mặt trẻ sơ sinh
Do thói quen sợ bé lạnh hay giật mình lúc ngủ, cha mẹ cho trẻ mặc quần áo quá nhiều, ủ bé quá chặt, cộng thêm thời tiết nước ta ở vùng nhiệt đới, hệ điều hòa thân nhiệt chưa phát triển hoàn chỉnh nên trẻ rất dễ bị đổ mồ khiến rôm sảy mọc lên. Mẩn đỏ do rôm sảy biểu hiện thành từng mảng đỏ và khiến bé ngứa ngáy khó chịu.
Phát ban
Phát ban thường xuất hiện như những vết đỏ do muỗi đốt kèm đẩu mủ li ti trắng hoặc vàng trên da mặt. Các vết ban thông thường sẽ tự biến mất sau vài ngày, mẹ không nên chà xát vùng da phát ban hay nặn mụn cho bé.
Hăm da
Mẩn đỏ hăm xuất hiện thành từng mảng căng nóng, không chỉ hăm tã, nhiều bé bị hăm ở cổ, vành tai, cổ tay, chân, nách...hăm da cần được vệ sinh sạch sẽ nếu không thì dễ bị trầy và tạo mủ khiến bé ngứa, đau, quấy khóc. Mẹ cũng có thể dùng kem chống hăm để bôi cho bé, hạn chế cọ xát vùng da bị hăm, trường hợp có mủ, mẹ cần đưa bé đi khám để được kê đơn các loại kem vôi và sữa tắm đặc trị.
Lác sữa
Là bệnh viêm da mãn tính thường gặp ở bé từ 2 tháng đến 2 tuổi, lác sữa còn gọi là chàm sữa, thường xuất hiện ở các bé có cơ địa dị ứng hay có cha mẹ có tiền sử dị ứng. Lác sữa làm da bé khô, nổi rôm sảy, bong tróc và nứt gây đau. Nếu bé có cơ địa dị ứng, mẹ nên tránh ăn những thực phẩm dễ gây ngứa như hải sản, bơ đậu phộng, một số loại hạt...Khi tắm cho trẻ mẹ nên dùng xà bông có độ tẩy rửa dịu nhẹ hay dung dịch sát khuẩn lau da cho bé.
Dị ứng
Dị ứng thời tiết là dạng phổ biến nhất, ngoài ra da bé còn có thể bị ngứa hay nổi rôm sảy khi tiếp xúc với một số tác nhân khác như phấn hoa, khói thuốc, cơ địa một số bé còn dị ứng với đạm có trong sữa bò. Triệu chứng dễ thấy là trẻ nổi nốt đỏ quanh miệng sau đó lan ra khắp mặt, tình trạng nổi mẩn do dị ứng thường không có thuốc điều trị và phòng ngừa, mẹ chỉ có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Cách điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị rôm sảy ở mặt:
Nổi Rôm sảy ở mặt trẻ sơ sinh đòi hỏi cách điều trị và chăm sóc đúng cách để tránh ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ khi trưởng thành.
Cha mẹ nên:
- Nếu nổi rôm sảy thể nhẹ, cha mẹ chỉ cần tắm rửa và vệ sinh da cho con thường xuyên, lau kĩ những vùng da bé có thể bị rôm sảy.
- Bôi thuốc trị rôm sảy (loại dành cho trẻ em) mỗi khi thay bỉm hoặc tắm rửa thay quần áo, để da của bé lúc nào cũng khô ráo.
- Giữ quần áo của bé luôn sạch sẽ và khô thoáng.
- Nếu nổi rôm sảy trên mặt có xuất hiện đầu mủ nên cho trẻ đi khám bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc trị cho bé
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng đủ chất để nâng cao sức đề kháng cho con bằng cách, cho trẻ dùng nhiều nước cam hoặc chanh để vitamin C tái tạo tế bào da dễ dàng.
- Mùa hè nên chịu khó lau lưng mồ hôi cho bé bằng khăn sạch khô,
- Cho trẻ uống đủ nước
- Khi bé bị rôm sảy, mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát và không quấn khăn, tạo không khí thông thoáng trong phòng, bật quạt nhẹ để không khí lưu thông. Mẹ tránh ăn các loại thức ăn nóng như mít, nhãn, sầu riêng, vải...nếu đang cho trẻ bú, thay vào đó là uống nhiều nước và ăn rau.
Không nên
- Bôi phấn rôm (dành cho em bé) lên vùng da đang bị thương tổn vì dễ gây nghẽn lỗ chân lông.
- Tùy tiện dùng lá cây để làm nước tắm cho con vì bạn không biết lá có những hóa chất gì và chúng có sạch thật sự hay không.
- Dùng xà phòng của người lớn, có tính sát trùng cao cho trẻ
- Tự ý bôi thuốc khi không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
- Cho trẻ dùng thức ăn chứa nhiều đường.
- Mặc bỉm hay quần áo quá chặt cho con.
Xem thêm:
- Những điều cha mẹ cần biết về bệnh chàm sữa ở trẻ
- Những cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp thiên nhiên
- Gợi ý một số cách trị rôm sảy cho bé vào mùa hè các mẹ cần biết