Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Viêm tai giữa ở người lớn là một loại bệnh nhiễm trùng tai giữa. Vậy thì bệnh viêm tai giữa là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào?. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm tai giữa ở người lớn Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Viêm tai giữa ở người lớn là một loại bệnh nhiễm trùng tai giữa. Vậy thì bệnh viêm tai giữa là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh như thế nào?. Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm tai giữa ở người lớn là tình trạng vùng tai giữa ở người trưởng thành bị viêm nhiễm. Ở người trưởng thành tỉ lệ người mắc bệnh này thấp hơn nhiều so với ở trẻ em. Viêm tai giữa ở người lớn bao gồm có hai thể là viêm cấp tính và viêm mạn tính.

1. Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở người lớn

- Thói quen vệ sinh tai quá thường xuyên và không đúng cách: Rất nhiều người luôn cảm thấy ngứa ngáy bên trong tai và thường xuyên ngoáy tai, gây viêm ống tai ngoài, sau đó lan vào tai giữa.

- Để nước bẩn, hóa chất ngấm vào tai: Một số người bị viêm tai giữa do vô tình để nước bẩn hoặc là hóa chất xâm nhập vào bên trong tai qua quá trình gội đầu, làm tóc hoặc nhuộm tóc...

- Mắc bệnh về mũi và họng: Người thường xuyên mắc các bệnh về xoang mũi, viêm họng có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường vì phải xì khạc nhiều dễ dẫn đến làm tắc vòi nhĩ gây ra viêm tai giữa.

- Viêm nhiễm tai giữa từ bé: Người bệnh đã bị viêm tai giữa từ bé mà chưa được chữa khỏi có thể sẽ bị viêm tai giữa đến vài chục năm (những trường hợp này dẫn đến viêm xương chũm).


vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-benh-viem-tai-giua-o-nguoi-lon-body-1

Người thường xuyên mặc bệnh về mũi, họng có tỷ lệ mắc viêm tai giữa rất cao.

2. Triệu chứng bệnh viêm tai giữa ở người lớn

- Chảy dịch, mủ ra ngoài: Nếu là bệnh viêm cấp tính thì thường có mủ trắng đục, hơi xanh đặc; nếu để qua vài tuần, dịch sẽ chuyển sang dạng vàng hơi loãng; nếu là người bệnh bị lâu năm và đã có biến chứng xương chũm thì dịch chảy ra có màu trắng, vàng và có mùi hôi thối.

- Đau nhức tai: Viêm tai giữa ở người lớn thường gây đau nhức tai ở giai đoạn cấp tính, hoặc là vào những đợt cấp của bệnh viêm mạn tính; nhiều trường hợp bị đau nặng lan sang cả vùng đầu và quanh tai.

- Ù tai, cảm giác luôn có âm thanh trong tai: Dịch mủ tích tụ lại bên trong và màng nhĩ thủng nên người bệnh có thể sẽ cảm thấy ù tai, có tiếng “lục bục” ở trong tai rất khó chịu.

>>> Xem thêm: Điều trị viêm tai giữa bằng thuốc nam an toàn và hiệu quả

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-benh-viem-tai-giua-o-nguoi-lon-body-2

3. Điều trị bệnh viêm tai giữa ở người lớn

Đối với bệnh viêm tai giữa ở người lớn trong giai đoạn cấp tính thì người bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc uống kháng sinh toàn thân, thuốc chống phù nề, giảm đau, thuốc kháng viêm và có thể kết hợp với các loại thuốc nhỏ tai có tính chất kháng sinh, kháng viêm.

Những trường hợp bị viêm tai giữa đã điều trị nội khoa kéo dài mà vẫn không khỏi, hoặc đã có biến chứng xương chũm chảy ra mủ hôi thối (tai có cholesteatoma), hoặc là màng nhĩ thủng quá lớn không thể tự liền được, gây ảnh hưởng đến khả năng nghe thì lúc này người bệnh cần được chỉ định phẫu thuật, sau đó là kết hợp với tiếp tục điều trị nội khoa.

vicare.vn-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-benh-viem-tai-giua-o-nguoi-lon-body-3

4. Phòng tránh viêm tai giữa bằng cách nào?

- Phòng tránh các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

-Tránh để nước vào tai khi tắm gội hoặc bơi lội.

- Phòng tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm cấp tính.

-Rèn luyện thể thao, tăng cường thể chất.

- Có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học.

Trên đây nguyên nhân, triệu chứng cách điều trị và phòng bệnh viêm tai giữa ở người lớn. Hi vọng bài viết trên của HoiBenh đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho bạn trong việc phòng và điều trị bệnh viêm tai giữa.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm tai giữa mạn tính có chữa được không?