Nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất

Tim nhanh trên thất (hay còn gọi là nhịp nhanh kịch phát trên thất) là một thuật ngữ rộng, có ý nghĩa bao hàm và nó gồm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh, có cơ chế và nguyên nhân khác nhau. HoiBenh sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất để độc giả tìm hiểu.

Nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất Nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất

Nhịp nhanh kịch phát trên thất và nguyên nhân?

Trước đây, một cơn tim nhanh QRS hẹp, đều và xuất hiện đột ngột ở một người không có bệnh tim thực tổn được gọi bằng cái tên là bệnh Bouveret. Thế nhưng ngày nay, với những tiến bộ của kỹ thuật thăm dò điện sinh lý học người ta đã hiểu được các cơ chế mà gây ra các cơn nhịp nhanh và từ đó đưa ra các cách phân loại cơn nhịp nhanh trên thất, đưa ra được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất gồm có 3 nguyên nhân chính:

Do vòng vào lại

Vòng vào lại được coi là một vòng khép kín, trong đó có xung động di chuyển liên tục để tạo ra và duy trì được cơn tim nhanh. Điều kiện để hình thành vòng này gồm 2 nhánh có tốc độ dẫn truyền và thời gian trơ rất khác nhau, đó là một nhánh có tốc độ dẫn truyền rất nhanh nhưng thời gian trơ lại kéo dài hơn; một nhánh khác lại có tốc độ dẫn truyền tuy chậm nhưng mà thời gian trơ lại trở nên ngắn hơn. Chính việc khác nhau về thời gian trơ và tốc độ dẫn truyền của 2 nhánh trên đã tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên vòng vào lại.

vicare.vn-nguyen-nhan-nhip-nhanh-kich-phat-tren-that-body-1

Loại loạn nhịp tim do vòng vào lại này thường được bắt đầu bằng 1 ngoại tâm thu sớm. Do ngoại tâm thu đến sớm, khi ấy 1 nhánh của vòng này sẽ có thời gian trơ ngắn (hay còn gọi là ra khỏi thời kỳ trơ) nên xung động đi qua được, còn cái nhánh kia có thời gian trơ dài (hay còn gọi là chưa ra khỏi thời kỳ trơ) nên xung động không đi vào nhánh đó được.

Khi xung động mà lan truyền hết nhánh và có thời gian trơ ngắn thì nhánh có thời gian trơ kéo dài đã trở nên đủ thời gian để tái cực tức ra khỏi thời kỳ trơ và có thể dẫn tới truyền được xung động do đó xung động từ nhánh có thời gian trơ ngắn sẽ lan truyền ngược lại nhánh có thời gian trơ kéo dài (lúc này đã ra khỏi thời gian trơ) rồi quay trở lại đầu kia của nhánh có thời gian trơ ngắn để tạo thành một vòng vào lại.

Sóng xung động cứ như thế di chuyển liên tục trong vòng vào lại ấy và tạo ra nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất.

Do tăng tính tự động

Đây được coi là Nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất do 1 tế bào hay nhóm tế bào thay đổi sự tăng tính tự động, phát ra xung đột sớm hơn nên sẽ chiếm quyền chỉ huy tim đập theo tần số của mình và tạo ra cơn tim nhanh. Trường hợp này, cơn tim nhanh còn được gọi bằng cái tên ổ ngoại vi.

Những loại nhịp nhanh kịch phát trên và cách điều trị

Ngoài việc tìm hiểu về nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất thì chúng ta có thể tìm hiểu thêm những chủng loại của loại này. Các chuyên gia sẽ chia thành 3 loại như sau: Tim nhanh vào lại cơ nhĩ; Tim nhanh vào lại nút xoang; Tim nhanh vào lại nút nhĩ thất.

Khi không có biểu hiện của bệnh tim thực tổn, hiếm khi có hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng cần phải có nỗ lực để cắt các cơn thật nhanh nếu như bị suy tim hoặc bị ngất. Có thể điều trị bằng một số phương pháp như sau:

Sử dụng các biện pháp cơ học

Sử dụng biện pháp Valsalva bằng cách nâng gấp cánh tay và cơ thể, đầu cúi thấp và kẹp giữa 2 đầu gối, ho và nín thở. Thủ thuật này sẽ giúp làm chậm dẫn truyền nhĩ thất, phá vỡ cơ chế vao lại, kết thúc hiện tượng nhịp nhanh kịch phát trên thất.

Kích thích phế vị bằng xoa xoang cảnh

Thủ thuật này không nên thực hiện nếu như bệnh nhân có ngất xoang cảnh hoặc có tiền sử bị tai biến mạch máu não thoáng qua. Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, sau đó ấn và xoa nhẹ ở một bên xoang cảnh trong 10 – 20 giây và chuyển sang bên kia. Không nên xoa xoang cảnh cả hai bên, cần theo dõi thường xuyên điện tâm đồ hoặc nghe tần số tim. Phương pháp này có thể cắt được một nửa số cơn đặc biệt.

vicare.vn-nguyen-nhan-nhip-nhanh-kich-phat-tren-that-body-2

Điều trị bằng thuốc

Phương pháp này chỉ dùng khi các biện pháp cơ học chỉ trên bị thất bại, 2 mũi thuốc đường tĩnh mạch sẽ cắt được hơn 90% các cơn. Các loại thuốc được sử dụng trong trường hợp này có thể kể tới Adenosin tĩnh mạch; các thuốc chẹn dòng calci; Esmolol, một chẹn beta tác dụng ngắn cũng có tác dụng.

Chuyển nhịp

Nếu như trong quá trình điều trị bằng thuốc có nhiễm độc digitalis hoặc nghi ngờ nhiễm độc thì nên tránh sốc điện.

Như vậy, với bài viết như trên, hi vọng độc giả đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân nhịp nhanh kịch phát trên thất để biết cách điều trị và tìm được phương pháp điều trị thích hợp nhất.

Xem thêm:

  • Rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
  • Người bị bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?