Nguyên nhân nào khiến sữa mẹ có mùi hôi?

Có nhiều mẹ than phiền rằng khi nuôi con bằng sữa mẹ gặp vấn đề sữa mẹ có mùi hôi. Thông thường sữa mẹ phải có màu trắng đục, hơi ngả vàng, có mùi thơm và mùi thơm này rất đặc trưng để nhận biết. Tuy vậy, có nhiều khi sữa mẹ thay đổi dần theo thời gian và sự thay đổi này lại phụ thuộc vào chế độ ăn uống và cách bảo quản sữa của người mẹ.

Nguyên nhân nào khiến sữa mẹ có mùi hôi? Nguyên nhân nào khiến sữa mẹ có mùi hôi?

Có nhiều mẹ than phiền rằng khi nuôi con bằng sữa mẹ gặp vấn đề sữa mẹ có mùi hôi. Thông thường sữa mẹ phải có màu trắng đục, hơi ngả vàng, có mùi thơm và mùi thơm này rất đặc trưng để nhận biết. Tuy vậy, có nhiều khi sữa mẹ thay đổi dần theo thời gian và sự thay đổi này lại phụ thuộc vào chế độ ăn uống và cách bảo quản sữa của người mẹ.

Nguyên nhân nào khiến sữa mẹ có mùi hôi?

Trong khi cho con bú, nếu mẹ thấy sữa mình đôi khi có màu xanh nhạt, màu vàng nhạt hoặc nâu nhạt và có mùi hôi, thậm chí là có cả mùi hơi tanh, không có mùi thơm và mùi sữa giống như mùi xà phòng hoặc kim loại thì mẹ đã gặp trường hợp sữa mẹ có mùi hôi.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do enzyme lipase có trong sữa mẹ. Loại enzyme này phá vỡ các chất béo có trong sữa, em bé sẽ dễ dàng hấp thụ sữa mẹ hơn. Và cũng chính loại enzyme này khiến cho sữa mẹ có mùi hôi, không thơm dễ chịu như các loại sữa đóng hộp.

Nếu như mẹ bảo quản sữa trong tủ lạnh thì lượng enzyme này càng tăng lên và sữa càng có mùi hôi hơn, nồng hơn. Điều này diễn ra là hết sức bình thường, nó không phải là dấu hiệu cho thấy sữa mẹ bị hỏng hoặc sữa mẹ bị suy giảm dưỡng chất. Nếu như bé của bạn không có phản ứng gì gay gắt với tình trạng này thì bố mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Tuy vậy, nếu như quan sát sữa mẹ có biểu hiện khác lạ và mùi hôi nồng, không thể dùng được thì bạn nên bỏ sữa đi, không cố cho bé dùng nhằm hạn chế trường hợp gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa của bé.
vicare.vn-nguyen-nhan-nao-khien-sua-me-co-mui-hoi-body-1

Làm thế nào nhận biết sữa mẹ hỏng?

Nếu bạn thấy sữa mẹ có mùi hôi thì bạn cũng nên kiểm tra tình trạng sữa. Nếu như sữa mẹ được vắt ra và lưu trữ trong những chiếc bình chuyên dụng hoặc túi nhựa kín thì sữa có thể sử dụng được từ 3-6 giờ đồng hồ trong nhiệt độ phòng bình thường (từ 18 tới 25 độ C).

Nếu như sữa được lưu trữ trong ngăn mát tủ lạnh thì sữa có thể sử dụng được sau 24 giờ lưu trữ. Còn nếu trữ trong ngăn đá, thời gian sử dụng có thể kéo dài tới 3 tháng.

Hãy quan sát kết cấu của sữa mẹ, nếu như có hiện tượng vón cục, phân tách lớp trong sữa thì đây chưa phải là dấu hiệu nguy hiểm nhưng cũng chứng minh rằng sữa mẹ đang ngày một xấu đi. Bạn có thể ngửi mùi sữa, nếu sữa có mùi như kim loại hay xà phòng thì đó chỉ là hiện tượng các enzyme lipase đang hoạt động. Nếu vị sữa chua, khó uống như sữa bò bị hỏng thì cũng đồng nghĩa là sữa đã bị hỏng.

Có nên cho bé bú khi sữa mẹ có mùi hôi?

Nếu như trẻ vẫn tiếp tục bú sữa mẹ khi sữa có mùi hôi thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng, mẹ không cần phải vắt bỏ sữa mà có thể cho bé bú bình thường.

Thường xuyên vệ sinh bầu ngực đều đặn để tránh sữa mẹ có mùi hôi, mẹ nên ăn uống đầy đủ, đủ dưỡng chất, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều gia vị hay những thực phẩm tanh.
vicare.vn-nguyen-nhan-nao-khien-sua-me-co-mui-hoi-body-2

Nếu như bạn phải dùng thuốc thì thuốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến sữa mẹ có nhiều thay đổi. Vì vậy, khi bắt buộc phải dùng thuốc thì bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ.

Còn trong trường hợp bé không chịu bú vì sữa có mùi hôi, bạn có thể áp dụng phương pháp Scald milk: bạn đun nóng sữa nhưng không đun sôi mà chỉ đun sữa ở 80 độ C. Khi thấy ở thành nồi có bong bóng nổi lên là sữa đã được. Ngay khi sữa nguội bớt, bạn có thể cho bé dùng hoặc bảo quản trong sữa mẹ. Thực chất quá trình này không làm mất đi dưỡng chất trong sữa mẹ hoặc nếu có thì số mất đi là rất ít.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của HoiBenh, các mẹ đã có hiểu biết và cách xử lý đúng khi sữa mẹ có mùi hôi. Các mẹ nên quan sát cữ bú của bé và tình trạng sữa của mình để có những can thiệp kịp thời nhất. Chúc các mẹ nuôi con khỏe.