Nguyên nhân nào khiến cho bà bầu bị chua miệng?

Mẹ bầu bị chua miệng thường bị chán ăn, dẫn đến nhiều vấn đề khác như ốm nghén nặng hơn hoặc thiếu chất trong thai kỳ. Tìm hiểu nguyên nhân khiến các mẹ bị chua miệng để có biện pháp xua tan cảm giác khó chịu đó là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua những chia sẻ dưới đây.

Nguyên nhân nào khiến cho bà bầu bị chua miệng? Nguyên nhân nào khiến cho bà bầu bị chua miệng?

Trong quá trình mang thai, các mẹ trải qua rất nhiều thay đổi, trong đó có cả những rắc rối liên quan đến thị giác như nhạt miệng, đắng miệng... Bà bầu bị chua miệng là một trong những trường hợp rối loạn vị giác phổ biến nhất.

Nguyên nhân nào khiến cho bà bầu bị chua miệng?

Bà bầu bị chua miệng do thực phẩm

Bà bầu rất dễ bị chua miệng nếu như sử dụng quá nhiều thực phẩm có tính axit chẳng hạn giấm, dưa chua, các loại quả có múi như chanh, cam, quýt, hay các loại thịt có tẩm gia vị, thực phẩm chế biến sẵn... Thông thường, khi những thực phẩm này xâm nhập vào khoang miệng, vị chua sẽ dần được đẩy lùi nhờ hoạt động của tuyến nước bọt, hệ thần kinh và các gai vị giác. Tuy nhiên, ở các mẹ mới bước vào thai kỳ thì cảm giác chua miệng sẽ kéo dài lâu hơn do những sự thay đổi đang diễn ra bên trong cơ thể.

Mẹ bầu chua miệng do giảm vị giác

Khi miệng của mẹ bị nhiễm khuẩn, bị chấn thương nhẹ, hay thiếu vitamin B, sẽ có những triệu chứng rối loạn vị giác như mất vị giác hoàn toàn, giảm vị giác. Lúc đó mẹ bầu sẽ cảm thấy miệng mình có vị hơi chua và chán ngấy với tất cả đồ ăn, thậm chí là những món mình thích.

Lúc này mẹ bầu chỉ cần bổ sung thực phẩm nhiều vitamin B (nếu thiếu), hay chữa lành tổn thương ở lưỡi thì miệng mẹ sẽ trở lại bình thường ngay thôi.

Chua miệng do lượng axit trong dạ dày

Dạ dày là 1 trong những cơ quan tiêu hóa thức ăn, nơi tiết ra axit, dịch mật và một số enzyme để tiêu hóa thức ăn. Khi mang thai, các hormone trong cơ thể tiết ra nhiều khiến dịch vị ở dạ dày sẽ được tiết ra nhiều hơn mức bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho lượng dịch vị, axit từ dạ dày dễ bị trào ngược dẫn tới tình trạng ợ nóng và khiến cho mẹ bị chua miệng trong suốt thai kỳ. Đối với những mẹ bầu đang trải qua chứng ốm nghén thì tình trạng trào ngược dạ dày sẽ là “một nỗi ám ảnh kinh hoàng”, khiến cho mẹ nôn nghén nặng hơn.

vicare.vn-nguyen-nhan-nao-khien-cho-ba-bau-bi-chua-mieng-body-1

Nhiễm trùng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chua miệng

Một số trường hợp nhiễm trùng ở khoang mũi, miệng, thực quản hay đường thở có thể gây mùi khó chịu và cảm giác chua miệng khi mang thai. Nguyên nhân có vị chua trong khoang miệng là do sự phân rã của các vi sinh vật và độc tố được giải phóng. Trong tế bào miễn dịch có chứa enzyme lysozyme, đây là loại enzyme có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập. Nếu như kết hợp với các enzyme được giải phóng sẽ tạo nên vị chua khó chịu trong khoang miệng của các mẹ bầu.

Chua miệng do các vấn đề về răng

Răng miệng có vấn đề cũng có thể là nguyên nhân làm cho miệng mẹ bầu bị chua. Khi răng miệng không được bạn chăm sóc tốt hay đúng cách thì sẽ gây ra cho nó rất nhiều bệnh lý như vàng răng, nhiều cao răng, sâu răng, hôi miệng, và chua miệng...Ngoài ra, đối với mẹ bầu có đeo niềng răng cũng là nguyên nhân gây chua miệng. Vì khi niềng răng, việc chăm sóc răng miệng sẽ rất khó, lâu dần vi khuẩn sẽ tích tụ nhiều và gây chua miệng.

Mang thai bị chua miệng, mẹ nên làm gì?

Sau đây là một vài mẹo hữu khắc phục tình trạng chua miệng cho các mẹ bầu:

Nhâm nhi các món ngọt

Để tránh bị chua miệng, các mẹ bầu có thể sử dụng các loại bánh, ô mai và mứt có vị ngọt. Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp khắc phục tạm thời, bởi vì khi ngừng ăn vặt các mẹ sẽ lại phải đối mặt với tình trạng chua miệng một lần nữa. Vì thế, mẹ cần áp dụng đồng thời các biện pháp được chia sẻ phía dưới:

vicare.vn-nguyen-nhan-nao-khien-cho-ba-bau-bi-chua-mieng-body-2

Chia nhỏ bữa ăn

Vị chua trong miệng thường có liên quan khăng khít với tình trạng trào ngược axit, dịch vị từ dạ dày. Để tránh được trào ngược, ợ nóng, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn. Tránh ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa và mỗi ngày nên ăn từ 5-6 bữa ăn để vừa bảo đảm hấp thu tốt dinh dưỡng, vừa giảm trào ngược dạ dày, thực quản.Bên cạnh đó, mẹ nên tránh ăn các thực phẩm nhiều chất béo, gia vị cay, chua... Hạn chế cà phê và trà có thể làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Mẹ nên chọn thức uống tự nhiên như nha đam giải nhiệt, sinh tố hoa quả tươi... Và chú ý, ăn chậm, nhai kỹ để không bỏ sót thức ăn trong khoang miệng.

Không nên đi nằm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn, mẹ nên ngồi nghỉ ngơi, thư giãn cơ mà không nên nằm xuống vì tư thế này sẽ kích thích hiện tượng trào ngược dạ dày. thực quản, gây tăng vị chua trong miệng. Mẹ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 phút để thức ăn tiêu hóa tốt hơn và hãy thử nằm ngủ nâng cao đầu và nghiêng thân người sang bên trái để hạn chế nguy cơ chua miệng.

Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

Không chỉ riêng trong giai đoạn mang thai, mẹ nên nhớ vệ sinh răng miệng sạch sẽ để thanh trừ những vụn thức ăn thừa kích thích vi khuẩn gây vị chua trong miệng, đồng thời mang tới cảm giác sạch, mát. Nên đánh răng ngày 2 lần sáng và tối, chú ý làm sạch lưỡi nhằm kiểm soát hơi thở có mùi chua bằng bàn chải đánh răng có mặt gai mềm, cây cạo lưỡi hoặc bàn chải lưỡi để loại bỏ sạch màng vi khuẩn, các mảnh vỡ và chất nhầy bám trên lưỡi.Khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần, nếu mẹ bầu có biểu hiện của viêm nướu, viêm nha chu thì đến nha khoa điều trị dứt điểm.

Xem thêm:

  • 6 điều mà các bà mẹ đang cho con bú cần biết về răng miệng
  • Bà bầu bị chảy máu chân răng phải làm sao?
  • Đi làm răng vào thời kỳ mang thai có sao không?