Nguyên nhân khiến kinh nguyệt có mùi hôi và cách xử lý

Máu kinh màu đỏ thẫm, bao gồm 60% máu thường, do đó bình thường máu kinh có mùi hơi tanh. Nếu trong trường hợp chị em phát hiện những dấu hiệu bất thường lúc hành kinh, chẳng hạn kinh nguyệt có mùi hôi thì rất có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe cần phải quan tâm.

Nguyên nhân khiến kinh nguyệt có mùi hôi và cách xử lý Nguyên nhân khiến kinh nguyệt có mùi hôi và cách xử lý

Kinh nguyệt thể hiện khả năng sinh sản của người phụ nữ, thông thường một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng 22 – 35 ngày, 3 – 5 ngày là thời gian hành kinh. Máu kinh màu đỏ thẫm, bao gồm 60% máu thường, do đó bình thường máu kinh có mùi hơi tanh. Nếu trong trường hợp chị em phát hiện những dấu hiệu bất thường lúc hành kinh, chẳng hạn kinh nguyệt có mùi hôi thì rất có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe cần phải quan tâm.

Tại sao kinh nguyệt có mùi hôi?

Tăng tiết nội tiết tố nữ Estrogen

Nội tiết tố tăng cao làm dày thêm lớp nội mạc tử cung. Tế bào nội mạc tử cung sẽ bong ra nhiều khi đến ngày hành kinh, ứ đọng lại buồng tử cung trước khi thoát ra ngoài qua âm đạo. Cùng lúc đó, màu sắc của máu kinh cũng thay đổi do oxy hóa, gây hôi khó chịu.

Các bệnh lý phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu... là nguyên nhân khiến cho máu kinh có mùi hôi, ngoài ra còn là những căn nguyên nghiêm trọng khác như viêm cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung..

  • Bệnh lậu: bệnh lây truyền qua đường tình dục, nữ giới bị nhiễm trùng âm đạo, nhiễm khuẩn lậu làm vùng kín tiết nhiều dịch hơn bình thường, khí hư sinh lý chuyển màu, cũng là nguyên nhân làm kinh nguyệt màu đen và mùi hôi. Đôi khi người bệnh còn cảm thấy đau bụng dưới dữ dội.
  • Nhiễm trùng âm đạo: là nguyên nhân làm vùng kín có mùi, đôi khi có nóng rát và cảm giác ngứa. Vào ngày đèn đỏ, máu kinh cũng sẽ bị nhiễm khuẩn và đổi màu, làm vùng kín có mùi hôi càng trầm trọng hơn
  • Viêm âm đạo do trùng roi: nguyên nhân gây bệnh là trùng roi Trichomonas vaginalis - ký sinh trùng đơn bào. Khi bị viêm âm đạo nữ giới có cảm giác ngứa vùng kín, kèm theo ra nhiều khí hư dạng mủ vàng, có khi còn sưng tấy vùng kín...Kinh nguyệt màu đen và mùi hôi khi hành kinh và đau rát khi đi tiểu.
  • Lạc nội mạc tử cung: máu kinh nằm ở vị trí khác và tồn đọng lâu ngày trong cơ thể trước khi ra ngoài nên chị em sẽ gặp trường hợp kinh nguyệt ra ít và có mùi hôi.
  • Viêm vùng chậu hoặc ung thư cổ tử cung: một số bộ phận trong vùng chậu như buồng trứng, vòi trứng, tử cung bị viêm hoặc ung thư cổ tử cung cũng là nguyên nhân của tình trạng kinh nguyệt màu nâu có mùi hôi.
  • Đối với các loại viêm ở vùng chậu, có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, đau bụng dưới, khí hư ra nhiều và bốc mùi, rát khi đi tiểu. Nhờ đó, mà người bệnh có thể phát hiện sớm bệnh.
  • Với ung thư cổ tử cung, thường không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn đầu của bệnh, nên dễ bị bỏ qua. Nhưng đây lại là căn bệnh rất nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Do vậy chị em nên tầm soát nguy cơ mắc bệnh bằng cách thăm khám phụ khoa thường xuyên.
  • Buồng trứng đa nang: một dạng rối loạn nội tiết thường gặp ở nữ. Hội chứng biểu hiện lâm sàng bằng những nang nhỏ ở cả hai buồng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều, khi tới chu kỳ, lượng máu kinh cũng sẽ bị giữ lại bên trong buồng tử cung một thời gian trước khi xuất ra nên kinh nguyệt có màu nâu và có mùi hôi.
vicare.vn-nguyen-nhan-khien-kinh-nguyet-co-mui-hoi-va-cach-xu-ly-body-1

Vấn đề vệ sinh vùng kín

Kinh nguyệt có mùi hôi còn có thể do vệ sinh vùng kín không thường thường xuyên hoặc không đúng cách. Vào những ngày kinh nguyệt lượng máu kinh xuất ra ngoài là môi trường để vi khuẩn phát triển, chị em phụ nữ nên chú ý thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh viêm nhiễm.

Ngoài nguyên nhân trên việc cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi hay rối loạn nội tiết tố cũng gián tiếp dẫn đến đặc điểm bất thường của kinh nguyệt.

Kinh nguyệt có mùi hôi ảnh hưởng như thế nào?

Bất tiện trong sinh hoạt: thường tự ti và ngại giao tiếp, giảm chất lượng cuộc sống và công việc.

Ảnh hưởng đến sức khỏe: nếu nguyên nhân của tình trạng xuất phát từ vấn đề bệnh lý, đặc biệt nguy hiểm nếu như nữ giới mắc phải những căn bệnh như viêm vùng chậu, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang...mà không phát hiện kịp thời để dẫn đến biến chứng hiếm muộn hay nguy hiểm đến tính mạng.

Cách giải quyết mùi hôi những ngày hành kinh

Vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách

Đây là việc đơn giản nhất để tránh vùng kín có mùi hôi cũng nhưng tránh tác nhân gây viêm, để vệ sinh đúng cách bạn cần chú ý vấn đề sau:

  • Luôn giữ vùng kín ở tình trạng khô ráo và thoáng khí, tránh môi trường thuận lợi cho sự phát triển của virus, nấm... gây bệnh.
  • Vào ngày hành kinh, không nên mang băng vệ sinh mỗi ngày vì sẽ làm bí bách, tốt nhất là thay băng vệ sinh khoảng 2- 4 giờ một lần một và tắm rửa thường xuyên.
  • Tránh lạm dụng dung dịch vệ sinh có hương liệu và tính sát khuẩn cao.
  • Chú ý hướng dẫn vệ sinh vùng kín chiều từ trước ra sau.
vicare.vn-nguyen-nhan-khien-kinh-nguyet-co-mui-hoi-va-cach-xu-ly-body-2

Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát

  • Giúp cơ thể dễ thoát mồ hôi và giảm cảm giác đau bụng lúc hành kinh
  • Đồ lót phù hợp: nên chú ý chọn chất liệu mềm mại và vừa vặn, dễ thấm hút
  • Bổ sung dinh dưỡng: đặc biệt là sữa chua và nước ép trái cây, sữa chua sẽ bổ sung cho cơ thể bạn một lượng lợi khuẩn Lactobacillus đáng kể, cân bằng độ pH và chống viêm nhiễm vùng kín.
  • Đi khám phụ khoa: kinh nguyệt có mùi hôi có thể kèm theo các triệu chứng bất thường như lượng máu nhiều hoặc ít hơn, đau bụng dưới, sưng tấy vùng kín, tiểu buốt... rất có thể do nguyên nhân bệnh lý, do đó chị em nên đi khám phụ khoa sớm để được chẩn đoán và điều trị.

Xem thêm:

  • Kinh nguyệt có màu có mùi là bệnh gì?
  • Kinh nguyệt màu đen là dấu hiệu của bệnh gì?
  • Kinh nguyệt vón cục: Khi nào là bất thường, cần đi khám?