Nguyên nhân gây đau sau mắt và cách điều trị

Đau đầu luôn là một cảm giác tồi tệ, nhất là khi bạn bị thường xuyên. Nhiều người gặp vấn đề với cơn đau âm ỉ phía sau mắt. Đây là dạng nhức đầu do rất nhiều vấn đề gây ra. Khi bạn biết các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn đó gây ra cơn đau đằng sau mắt thì sẽ dễ dàng để điều trị hơn. 13 vấn đề sức khỏe dưới đây là những lý do phổ biến nhất gây ra cơn đau sau mắt. Viêm xoang Bệnh viê...

Nguyên nhân gây đau sau mắt và cách điều trị Nguyên nhân gây đau sau mắt và cách điều trị

Đau đầu luôn là một cảm giác tồi tệ, nhất là khi bạn bị thường xuyên. Nhiều người gặp vấn đề với cơn đau âm ỉ phía sau mắt. Đây là dạng nhức đầu do rất nhiều vấn đề gây ra. Khi bạn biết các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn đó gây ra cơn đau đằng sau mắt thì sẽ dễ dàng để điều trị hơn. 13 vấn đề sức khỏe dưới đây là những lý do phổ biến nhất gây ra cơn đau sau mắt.

Viêm xoang

Bệnh viêm xoang gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh mắt, gây đau. Nguyên nhân là do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc trời trở lạnh đột ngột. Cơn đau này thường có thể được thuyên giảm bằng cách hít thuốc xông hoặc chườm gạc ấm lên vùng mũi xoang.

Ổ viêm xoang gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh mắt, gây đau.
Ổ viêm xoang gây áp lực lên các dây thần kinh xung quanh mắt, gây đau.

Hội chứng khô mắt

Khi mắt không tự tiết đủ độ ẩm, chúng bị khô và đau. Điều này có thể gây ra cảm giác nóng rát và đau sau mắt. Hội chứng khô mắt thường do dị ứng. Vì vậy, bạn nên tránh những thứ bạn dị ứng nếu bạn mắc hội chứng này.

Ảnh hưởng đến thị lực

Khi mắt chịu quá nhiều căng thẳng có thể dẫn đến đau mắt. Bạn có thể khắc phục bằng cách sử dụng kính mắt. Bạn cũng nên cố gắng để cho mắt được nghỉ ngơi trong khi đọc, xem TV, hoặc khi sử dụng máy tính.

Đau nửa đầu

Cơn đau nửa đầu không chỉ ở trên trán. Các cơn đau gây ra bởi chứng đau nửa đầu thậm chí có thể làm giảm thị lực của bạn hoặc thị lực thay đổi bất thường. Giảm lượng caffeine, uống bổ sung vitamin B, và ngủ đủ giấc có thể giúp ngăn ngừa chứng đau nửa đầu.

Ngủ đủ giấc để cải thiện chứng đau nửa đầu.
Ngủ đủ giấc để cải thiện chứng đau nửa đầu.

Hormone thay đổi bất thường

Khi nồng độ hormone thay đổi đột ngột, lưu lượng máu đến não bị gián đoạn. Điều này có thể dẫn đến chứng đau nửa đầu và các loại đau đầu khác.

Viêm màng cứng mắt

Tình trạng này thường đi kèm với bệnh viêm khớp và các bệnh tự miễn khác. Nó khiến màng cứng mắt đỏ và sưng tấy. Bạn có thể giảm viêm bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm chống oxy hóa.

Chứng phình động mạch xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ đột ngột. Đây là loại chảy máu não rất nghiêm trọng và có khả năng đe dọa tính mạng. Một trong những dấu hiệu sớm của chứng phình mạch là đau đầu đột ngột ở một vị trí cụ thể nào đó. Duy trì cân nặng khỏe mạnh và giảm muối hoặc rượu trong chế độ ăn uống có thể làm giảm nguy cơ phình mạch.

Liệt dây thần kinh sọ não

Nếu lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác bị tắc nghẽn trong một thời gian ngắn, nó có thể dẫn đến đau sau mắt. Bạn cũng có thể nhận biết được khi thấy thị lực đột nhiên bị mờ hoặc khác thường.

Cảm giác đau trong hốc mắt có thể xảy ra khi lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác bị tắc nghẽn.
Cảm giác đau trong hốc mắt có thể xảy ra khi lưu lượng máu đến các dây thần kinh thị giác bị tắc nghẽn.

Viêm dây thần kinh thị giác

Viêm dây thần kinh thị giác xảy ra khi thần kinh thị giác bị viêm do tổn thương tế bào. Nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đa xơ cứng, vì vậy bạn nên bác sĩ đi gặp bác sĩ để kiểm tra.

Bệnh tăng nhãn áp

Bệnh này thường gặp ở những người lớn tuổi. Nó xảy ra khi áp lực tích tụ phía sau mắt và bắt đầu làm hỏng mắt.

Đau đầu từng cơn

Đau đầu từng cơn là một dạng đặc biệt của đau đầu, gây đau nhói ở một khu vực nhất định. Đau đầu từng cơn có thể gây đau một hoặc cả hai mắt. Cơn đau này có thể kèm theo mí mắt đỏ, sưng, hoặc sụp mi.

Chấn thương đầu

Một vật cứng sắc nhọn va vào đầu có thể gây chấn động hoặc xuất huyết não. Người ta thường cảm thấy đau mắt sau chấn thương ở đầu. Nếu cơn đau này vẫn tiếp diễn hoặc đau nặng hơn, bạn cần phải đến phòng cấp cứu.

(Nguồn: www.positivemed.com)