Nguyên nhân của chứng thiếu máu nhược sắc tuổi dậy thì và cách cải thiện
Thiếu máu là một hội chứng thường gặp trong rất nhiều bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng do thiếu máu gây ra gây ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh. Vậy cụ thể bệnh thiếu máu là gì? Nguyên nhân gây ra chứng thiếu máu nhược sắc dậy thì là do đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của HoiBenh.
Nguyên nhân của chứng thiếu máu nhược sắc tuổi dậy thì và cách cải thiện
Bệnh thiếu máu là bệnh gì?
Theo thuật ngữ y học, thiếu máu là hiện tượng bị giảm số lượng hồng cầu hoặc là giảm nồng độ huyết cầu tố (hemoglobin) trong máu ngoại biên. Thiếu máu có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng bất kể là do nguyên nhân gì thì cũng có chung các triệu chứng như niêm mạc xanh xao và nhợt nhạt, nhất là ở niêm mạc mắt, miệng và lòng bàn tay. Người bị thiếu máu hay bị ngất, thường xuyên thấy hoa mắt, chóng mặt và ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy. Làm việc được một thời gian thì chóng mệt, và thậm chí hay ngủ gà ngủ gật. Khi gắng sức làm việc gì đó thì trống ngực đập mạnh. Hệ tiêu hóa bị rối loạn với các hiện tượng như tiêu chảy hoặc táo bón.
Theo các bác sĩ, nếu bị bệnh thiếu máu kéo dài thì có thể bị phù hai chân, phụ nữ thì bị bế kinh, còn nam bị bất lực. Trường hợp thiếu máu do tan máu có thể thấy vàng da; có biến đổi ở gan, lách và thận.
Nguyên nhân của chứng thiếu máu nhược sắc dậy thì ?
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu. Ngoài các bệnh thuộc chuyên khoa sâu về huyết học thì bài viết này HoiBenh chỉ đề cập đến một số nguyên nhân thường gặp. Có nhiều cách sắp xếp và phân loại thiếu máu, nhưng cách thông dụng nhất là dựa vào số lượng hồng cầu cũng như tỷ lệ huyết sắc tố ( còn được gọi là giá trị hồng cầu). Người ta chia ra gồm có: thiếu máu ưu sắc, thiếu máu nhược sắc, thiếu máu đẳng sắc. Ở bài viết này chỉ đề cập đến nguyên nhân gây ra thiếu máu nhược sắc dậy thì.
- Thiếu máu hồng cầu nhỏ - nhược sắc: Bao giờ cũng là bệnh hậu phát. Hiện tượng thiếu máu nhược sắc thường gặp trong các bệnh mất máu kinh diễn như: bị trĩ, bị loét dạ dày - tá tràng, bị ung thư dạ dày, u xơ tử cung và giãn tĩnh mạch thực quản, thậm chí ho ra máu trong lao, mắc ung thư phế quản, giãn phế quản hay giãn động mạch phế quản.
Người bệnh bị giun móc, giun hút máu, còn có thể gây viêm tá tràng và làm giảm hấp thu chất sắt.
Thiếu máu nhược sắc do tình trạng thiếu chất sắt như các bệnh về dạ dày hoặc ruột đưa đến hấp thu chất sắt kém. Những người có nhu cầu về sắt cao như phụ nữ có thai hay trẻ em đang phát triển nhưng dinh dưỡng kém, dẫn đến tình trạng thiếu sắt.
Ngoài ra, đối với các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt như liên cầu tan huyết; bị nhiễm độc gây tan máu như độc tố của nọc rắn cùng các chất độc khác. Hoặc trong tình trạng thiếu máu do mất máu cấp như:
Gặp trong các thương tích đứt mạch máu
Vỡ phủ tạng
Vỡ chửa ngoài dạ con
Vỡ tử cung, ....
Có cách nào phòng bệnh thiếu máu không?
Thiếu máu có thể gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài có thể đưa đến suy tim và suy các phủ tạng khác, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế nên phải tìm được nguyên nhân của thiếu máu để điều trị mới có hiệu quả. HoiBenh mách bạn một số cách phòng ngừa bệnh thiếu máu như sau:
Trên thực tế có nhiều kiểu thiếu máu không phòng ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể phòng tránh thiếu máu thiếu sắt và thiếu máu thiếu vitamin bằng cách có chế độ ăn uống lành mạnh, nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt, folat và vitamin B12.
Một số thực phẩm nhiều sắt bạn có thể tham khảo như
Thịt bò, thịt lợn hay thịt cừu.
Các loại đậu như đậu đỗ, ăn nhiều ngũ cốc, lúa mì toàn hạt và mì sợi, các loại rau lá xanh thẫm, trái cây khô và hạt quả hạch cùng các loại hột.
Như vậy, có khá nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiếu máu nhưng nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thiếu máu nhược sắc tuổi dậy thì là do hành kinh lần đầu và do thiếu sắt. HoiBenh khuyên bố mẹ nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con để sức khỏe của con luôn ổn định.
Xem thêm:
- Thiếu oxy trong máu là bệnh gì? nguyên nhân và cách điều trị
- Bệnh nhân thiếu máu nên ăn gì?