Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, nhiễm trùng máu, tràn mủ màng phổi, trụy tim, gây còi xương... và nguy hiểm hơn là dẫn tới tử vong. Vì vậy các bậc phụ huynh cần tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và các phòng tránh viêm phổi ở trẻ sơ sinh để có thể bảo vệ sức khỏe cho các bé tốt hơn.

Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân của bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh rất dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp. Trong đó, viêm phổi được đánh giá là một bệnh lý về đường hô hấp nguy hiểm với trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh lý viêm phổi ở trẻ sơ sinh là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại như: listeria, coli, vi khuẩn Gram âm... vào cơ thể bé trước hoặc sau khi sinh. Nhiễm khuẩn ở phổi thường do trẻ hít phải nước ối của mẹ, việc này có liên quan trực tiếp đến thời gian vỡ ối. Theo khảo sát cho thấy:

  • 33% trẻ bị viêm phổi trong trường hợp vỡ ối trước 6 – 12 giờ sinh
  • Khoảng 51% trẻ mắc viêm phổi khi ối vỡ trước 12 đến 24 giờ sinh
  • 90% trẻ sơ sinh bị viêm phổi nếu ỗi vỡ trước 24 giờ sinh.

HoiBenh.vn_nguyen-nhan-cua-benh-viem-phoi-o-tre-so-sinh-body-1

Nhiễm khuẩn là nguyên nhân gây nên bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh.

Việc nhiễm khuẩn còn có thể do trẻ nuốt phải phân su hay dịch tiết ở đường sinh dục của mẹ khi sinh. Ngoài ra, sự xâm nhập vi khuẩn còn đến từ tác động bên ngoài cơ thể mẹ như: dụng cụ, môi trường, người chăm sóc trong quá trình đỡ đẻ và hồi sức sau đẻ.

Trẻ đẻ non, thiếu tháng, nhẹ cân thường có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Việc sinh non khiến cho đường thực quản phát triển chưa hoàn thiện gây nên hiện tượng trào thực quản dạ dày, hít sữa nhầm vào khí quản. Nếu lượng sữa hít nhầm lớn sẽ có khả năng gây nên bệnh lý viêm phổi.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác như: viêm da, viêm khoang miệng, viêm dây rốn, viêm phế quản, nhiễm lạnh có thể gây biến chứng thành viêm phổi.

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ bú kém hoặc bỏ bú
  • Trẻ sơ sinh có hiện tượng suy hô hấp: khó thở, cơ thể tím tái hoặc thở nhanh nhịp thở 60 lần/phút
  • Trẻ sơ sinh bị sốt cao, li bì hoặc hạ thân nhiệt
  • Trẻ nôn nhiều, bụng chướng
  • Trẻ ho nhiều, ho có đờm màu xanh, xám hoặc hơi vàng

Các biện pháp phòng tránh viêm phổi cho trẻ sơ sinh

HoiBenh.vn_nguyen-nhan-cua-benh-viem-phoi-o-tre-so-sinh-body-2

Đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có các dấu hiệu mắc viêm phổi.

Trẻ sơ sinh là một đối tượng khá nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Và việc phòng bệnh hơn điều trị bệnh là điều cần thiết. Chính vì vây, các bậc phụ huynh cần chăm sóc trẻ sơ sinh cẩn thận và cách lý trẻ với các nguồn lây nhiễm vi khuẩn.

  • Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ nhất là ở vùng đầu, cổ, bụng, chân
  • Để trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn để giúp trẻ tăng sức đề kháng và khả năng miễn dịch
  • Vệ sinh, vô trùng các dụng cụ chăm sóc trẻ như cốc, bình sữa, núm vú...
  • Giữ vệ sinh cho trẻ và cả người chăm sóc trẻ, tránh xa các nguồn lây nhiễm vi khuẩn
  • Tạo một môi trường sống an toàn, thoáng, ấm áp và tuyệt đối không có khói thuốc cho trẻ sơ sinh
  • Tránh việc trẻ bị nhiễm lạnh do các tác nhân thời tiết: nhiễm lạnh vào mùa đông do cơ thể không đủ ấm, nhiễm lạnh mùa hè do việc nằm điều hòa
  • Luôn để cơ thể trẻ khô, tránh việc toát mồ hôi và để mồ hôi ngấm vào cơ thể bé.

Viêm phổi là bệnh lý dẫn đến nguy cơ tử vong khá cao ở trẻ sơ sinh. Do vậy, khi thấy trẻ có bất kì triệu chứng bất thường, tiêu cực nào đó như trên, bạn cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được điều trị kịp thời, tránh điều đáng tiếc xảy ra hay những biến chứng nguy hiểm khác cho trẻ.

>>> Xem thêm: Cách điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ sơ sinh tại nhà