Nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông ở nữ giới

Bệnh dày sừng nang lông là căn bệnh có thể gặp ở cả hai giới, tuy nó không gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin do ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ? Vậy nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông là gì? Triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông ở nữ giới Nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông ở nữ giới

Bệnh dày sừng nang lông là căn bệnh có thể gặp ở cả hai giới, tuy nó không gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin do ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ? Vậy nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông là gì? Triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

1. Nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông là một bệnh ngoài da, thuộc nhóm bệnh da liễu với các biểu hiện như: ngứa da, viêm nang lông, các nang lông ứ đọng lại gây ra tình trạng da sần sùi, sưng đỏ, có đầu trắng..thường xuất hiện ở đùi, cẳng chân, cánh tay.

Bệnh dày sừng nang lông tuy không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Bệnh này có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ nữ giới bị bệnh này cao hơn nam giới.

Vậy nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông là gì?

1.1. Do yếu tố di truyền

Do yếu tố di truyền: nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông có thể là do yếu tố di truyền từ các thế hệ trước đó. Theo nghiên cứu chỉ ra, những người mắc bệnh này có tỷ lệ cao sẽ di truyền cho các thế hệ sau.

Theo thống kê cho biết, những đứa trẻ bị dày sừng nang lông có bố, mẹ cũng bị mắc bệnh này là khoảng 50%. Bệnh dày sừng nang lông do yếu tố di truyền ở trẻ có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với bố, mẹ.

1.2. Do rối loạn quá trình tăng tiết sừng

Bệnh dày sừng nang lông có thể là do rối loạn quá trình tăng tiết sừng, biểu bì da của chúng ta có 5 lớp theo thứ tự từ ngoài vào trong là lớp sừng, lớp bong, lớp hạt, lớp tế bào gai, lớp đáy. Lớp sừng có vai trò bảo vệ cho các lớp biểu bì và các lớp sau.

Thông thường da của chúng ta sẽ trải qua 1 chu kỳ là tạo sừng và hủy sừng. Tạo sừng là quá trình hình thành một lớp sừng để bảo vệ da, độ dày của lớp sừng ở mỗi người là không giống nhau. Khi đến giai đoạn nào đó, lớp sừng này sẽ bị bong ra hay còn gọi là giai đoạn hủy sừng.

Tuy nhiên, do một nguyên nhân nào đó mà làm cho lớp sừng này bị rối loạn, tăng tiết sừng, gây ra hiện tượng dày sừng, lớp sừng bám ở lỗ chân lông, dẫn đến bệnh dày sừng nang lông, khiến lông dưới lỗ chân lông không mọc lên được, kéo theo tình trạng ngứa, viêm, sưng..

1.3. Do tác dụng phụ trong quá trình điều trị bệnh

Có thể một trong những nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông là do tác dụng phụ của trong hoặc sau khi điều trị một căn bệnh nào đó. Hiện tượng này có thể xảy ra khi người bệnh được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp đối với một số bệnh. Chẳng hạn như đối với bệnh ung thu hay các bệnh liên quan đến chuyển hóa.

Cụ thể, các loại thuốc được sử dụng trong hóa trị đối với bệnh nhân ung thư sau khoảng thời gian có thể sẽ gây rối loạn tăng tiết sừng, dẫn đến bệnh dày sừng nang lông, rụng tóc, rụng lông..Đối với trường hợp này, bệnh có thể sẽ khỏi sau một thời gian nhưng cũng có thể sẽ kéo dài thành bệnh mạn tính.

1.4. Do các yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn có một số yếu tố sau có thể dẫn đến bệnh dày sừng nang lông như:

vicare.vn-nguyen-nhan-cua-benh-day-sung-nang-long-o-nu-gioi-body-1

  • Hầu hết các chuyên gia cho rằng, bệnh dày sừng nang lông thường gặp ở những người thiếu vitamin A,C, thiểu năng tuyến giáp, tiếp xúc với hóa chất..
  • Những người bị thừa cân, béo phì cũng có tỷ lệ cao mắc bệnh dày sừng nang lông cao. Do những người béo phì thường gặp phải các vấn đề về chuyển hóa, trong đó có rối loạn tăng tiết sừng.
  • Những người đã từng mắc các bệnh ngoài da như viêm da cơ địa, mề đay mạn tính, da vảy cá.. cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
  • Những người từng bị bệnh mãn tính như bệnh hen phế quản.

2. Những điều cần biết về bệnh dày sừng nang lông

2.1. Dấu hiệu của bệnh dày sừng nang lông

Để nhận biết mình có bị bệnh này hay không? Bạn có thể xem xét một số triệu chứng như:

Xuất hiện sần nhỏ trên da thường ở cánh tay, đùi, có thể ở mông, có kích thước từ 1 đến 2mm, màu trắng hoặc xám.

vicare.vn-nguyen-nhan-cua-benh-day-sung-nang-long-o-nu-gioi-body-2

Khi lớp sừng được cào và bong tróc ra thì chúng ta sẽ thấy sợi lông ở bên trong.

Bệnh chỉ xảy ra ở những vùng có lông mọc lên.

2.2. Cách điều trị bệnh dày sừng nang lông

Phương pháp điều trị chính của bệnh này là làm mất các nút sừng, không để bệnh tái phát. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên quan tâm đến một số vấn đề như:

  • Có thể sử dụng kết hợp thuốc uống và bôi để tránh tác dụng phụ.
  • Tuyệt đối không nên tự ý điều trị mà nên có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần cần phải vệ sinh, chăm sóc da sạch sẽ, kỵ cọ da nhẹ nhàng, để hạn chế bệnh nặng hơn.
  • Khi tắm rửa không nên chọn các loại xà phòng và chất tẩy rửa mạnh. Sau khi tắm, người bệnh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm và mỡ bạt sừng để làm bong chóp sừng ở nang lông. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng của từng người bệnh, trước khi dùng nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Thực phẩm nên ăn:

Chế độ ăn uống đối với người bệnh dày sừng nang lông rất quan trọng là bởi chúng sẽ giúp tái tạo da, ngăn ngừa quá trình lão hóa,..

  • Người bệnh nên bổ sung cho cơ thể nhiều chất vitamin A, các loại trái cây. Một số loại hoa quả tốt cho quá trình điều trị bệnh như táo, cam, lê, bưởi.
  • Người bệnh cũng nên bổ sung thêm protein và các vi chất cho cơ thể. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt bò, cua, cá.. Đặc biệt cá hồi, chứa rất nhiều omega 3, vi chất giúp cải thiện tình trạng viêm lỗ chân lông trên da.

Người bệnh cũng nên hạn chế một số thực phẩm như:

  • Các loại thực phẩm cay nóng, thực phẩm chiên rán...không tốt cho gan, suy giảm chức năng gan, gián tiếp gây nên các bệnh về da.
  • Các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật, bởi ăn nhiều những thức ăn này khiến cơ thể dễ bị béo phì và mắc bệnh về tim mạch, các bệnh này cũng là nguyên nhân khiến bệnh dày sừng nang lông trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Quan trọng hơn, người bệnh không được sử dụng các loại đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, cà phê, bia..những đồ uống này sẽ ngăn cản quá trình hồi phục của vết thương cũng như ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc của bạn đọc về nguyên nhân của bệnh dày sừng nang lông và một số những điều cần biết về căn bệnh này. Tuy là một căn bệnh không nguy hiểm nhưng nó lại khiến nhiều người bệnh cảm thấy tự ti, e ngại, vậy nên khi nắm được nguyên nhân gây ra, chúng ta có thể phòng tránh tốt hơn.

Xem thêm:

  • Chữa dày sừng nang lông bằng dầu dừa
  • Bị bệnh dày sừng nang lông có chữa được không?
  • Chữa dày sừng nang lông bằng Đông y