Nguyên nhân của bệnh Alzheimer

Bệnh alzheimer là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não. Có lẽ nhiều người vẫn chưa biết về nguyên nhân của bệnh alzheimer. Dưới đây là những gì y học đã giải thích về nguyên nhân gây bệnh alzheimer và suy giảm nhận thức.

Nguyên nhân của bệnh Alzheimer Nguyên nhân của bệnh Alzheimer

Bệnh alzheimer là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não. Có lẽ nhiều người vẫn chưa biết về nguyên nhân của bệnh alzheimer. Dưới đây là những gì y học đã giải thích về nguyên nhân gây bệnh alzheimer và suy giảm nhận thức.

Bệnh alzheimer là bệnh gì?

Bệnh Alzheimer là một bệnh lý thoái hóa thần kinh. Ở dạng nhẹ nhất, bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng bao gồm mất trí nhớ, thường xuyên lạc đường, hỏi đi hỏi lại một câu hỏi, và để đồ vật không đúng chỗ - những hành vi nói chung nghiêm trọng dần theo thời gian.

Bệnh ít khi xuất hiện trước tuổi 65 và tuổi càng cao thì khả năng bị mắc bệnh ngày càng tăng. Hiện nay tại Mỹ cứ trong mỗi 20 người ở lứa tuổi 65 thì có 1 người bị bệnh này, còn ở lứa tuổi bằng hoặc trên 85 thì có 3 đến 5 người bị bệnh.

Nguyên nhân của bệnh alzheimer

vicare.vn-nguyen-nhan-cua-benh-alzheimer-body-1
  • Tuổi

Có một số yếu tố nguy cơ bạn không thể kiểm soát được, ví dụ tuổi tác. Cứ mỗi năm năm sau tuổi 65, nguy cơ phát triển bệnh alzheimer lại tăng gấp đôi.

  • Tiền sử gia đình

40% bệnh nhân có người thân trong gia đình bị bệnh này. Trong khi di truyền có thể đóng một vai trò, môi trường xung quanh gia đình bạn cũng thế. Hội Bệnh alzheimer lưu ý rằng nguy cơ mắc bệnh alzheimer tăng lên nếu có nhiều hơn một thành viên trong gia đình mắc bệnh.

Khi nói về sự liên quan của di truyền và môi trường của một người với nguy cơ bệnh alzheimer, vẫn còn rất nhiều nghiên cứu cần được thực hiện.

  • Sự lão hóa thông thường

Các bằng chứng khác cho thấy rằng các chiến lược nhằm hạn chế sự lão hóa nói chung có thể giúp não bộ cũng như cơ thể khỏe mạnh. Những chiến lược này thậm chí có thể cung cấp khả năng bảo vệ chống lại việc tiến triển bệnh alzheimer hoặc các rối loạn liên quan.

Cố gắng giữ trọng lượng của bạn trong giới hạn được khuyến cáo, tránh hút thuốc lá và uống rượu bia quá độ, sinh hoạt gần gũi với cộng đồng và tích cực rèn luyện cơ thể cũng như trí óc.

  • Di truyền

Các đột biến gen ngày càng trở thành một cách quan trọng để tìm hiểu về sự phát triển của bệnh alzheimer, kể cả khi bắt đầu muộn và khởi phát sớm.

Theo báo cáo của NIA, trong trường hợp bệnh alzheimer khởi phát sớm - các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi 30, 40 hoặc 50 - thì bệnh thường do đột biến gen ở một trong ba gen được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ.

Không có đột biến nào gây bệnh khởi phát muộn, nhưng có một số đột biến gen làm tăng - và một số khác làm giảm - nguy cơ của bạn.

  • Bệnh tim mạch

Không giống như di truyền và tuổi, có một số yếu tố nguy cơ bạn có thể kiểm soát được. Theo NIA, việc quản lý các tình trạng sức khỏe khác - bệnh đái tháo đường và các bệnh tim mạch như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ và cholesterol cao - có thể làm tăng nguy cơ bệnh alzheimer.

Cần nghiên cứu thêm để tìm hiểu về những yếu tố nguy cơ này, và một số thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành, những mối liên quan càng củng cố ý kiến rằng những gì tốt cho tim thì cũng tốt cho trí não.

  • Chấn thương đầu

Theo Hội Bệnh Alzheimer, chấn thương ở đầu có thể có liên quan với tăng nguy cơ bệnh. Nhận định này một phần dựa trên nghiên cứu quan sát trên các cựu binh sĩ từ Thế chiến II. Những người bị tổn thương não vừa hoặc nặng trong thời gian phục vụ quân đội thường bị thấy là tăng nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ khi về già.

Tất nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có thể có các yếu tố khác chưa được tính đến trong nghiên cứu có thể có ảnh hưởng đến mối liên quan này. Các chuyên gia khuyên bạn nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn, và chống trơn trong nhà để giảm khả năng bị chấn thương não nghiêm trọng.

Chăm sóc người bệnh alzheimer như thế nào?

Alzheimer là bệnh sa sút trí tuệ thường gặp nhất ở người cao tuổi. Chất lượng sống của người bệnh alzheimer phụ thuộc rất nhiều vào người chăm sóc. Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân mắc alzheimer cần có sự thấu hiểu và thông cảm cũng như kiến thức nhất định về căn bệnh này.

Đối phó với những thách thức sinh hoạt hàng ngày

  • Bệnh alzheimer thường làm cho các hoạt động thường nhật hàng ngày trở thành một thử thách. Hãy giúp đỡ nhưng đảm bảo sự riêng tư hết mức có thể cho người bệnh. Trong quá trình giúp đỡ người bệnh cần kiên nhẫn giải thích và nhắc nhở từng bước trong các hoạt động đó. Ví dụ khi mặc quần áo, khi ăn...
  • Sử dụng các thiết bị, đồ dùng dễ dàng hơn cho người bệnh, ví dụ quần áo không nên phức tạp, tùy theo sở thích của người bệnh mà lựa chọn vài bộ đồ giống nhau để giảm bớt phải lựa chọn nhiều. Chọn giày lười thay cho giày buộc dây. Chọn đồ chui đầu, cạp chun thay cho cài cúc hay kéo khóa...
  • Người bệnh alzheimer có thể mất cảm giác về đói hoặc khát. Do đó, người chăm sóc phải lập thời gian biểu cho hoạt động này và tuân thủ đúng giờ. Nên chọn đồ dễ ăn, đảm bảo đủ dinh dưỡng, tránh phân tâm trong khi ăn.
  • Mất kiểm soát đại, tiểu tiện: Đừng chờ người bệnh hỏi, xem xét đưa người bệnh vào phòng vệ sinh một cách thường xuyên, dù họ có yêu cầu hay không. Nếu sử dụng quần tã, bỉm nên cân nhắc xem xét tới lòng tự trọng của người bệnh, không nên ép buộc thô bạo.
  • Không bao giờ để người bệnh tắm mà không có sự kiểm soát an toàn.
vicare.vn-nguyen-nhan-cua-benh-alzheimer-body-2

Lang thang, đi lạc

Alzheimer gây ra sự mất phương hướng, có thể dẫn đến khả năng đi lạc, đi lang thang. Biểu hiện này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh alzheimer, khá phổ biến ở người mắc bệnh. Vì nguy cơ này có thể xảy ra bất cứ lúc nào với người bệnh, nên áp dụng các biện pháp sau:

  • Khóa cửa, cài chốt ngăn ngừa người bệnh rời khỏi nhà. Kiểm soát chỗ để chìa khóa, tốt nhất là tránh khỏi tầm mắt người bệnh.
  • Bảng ghi thông tin: Chuẩn bị sẵn những thông tin về họ tên người bệnh, địa chỉ nơi ở, số điện thoại người thân... để trong túi áo, đeo trên cổ, gắn trên vòng tay hoặc nơi nào đó thuận tiện, dễ tìm thấy, nhìn thấy... Có những thông tin này, người bệnh sẽ dễ dàng được đưa về gia đình hơn.
  • Giữ danh sách các số điện thoại khẩn cấp, một bức ảnh gần đây của người bệnh để dùng trong trường hợp cần phát thông tin tìm kiếm.
  • Sử dụng thiết bị GPS: Cân nhắc việc yêu cầu người thân mang theo thiết bị có gắn GPS hoặc thiết bị theo dõi khác có thể gửi thông báo điện tử về vị trí của họ. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho việc xác định vị trí của người bệnh.

Khó khăn trong giao tiếp

Vì thoái hóa não tiến triển, bệnh alzheimer dần dần làm giảm khả năng giao tiếp của người bệnh. Người bệnh khó khăn trong thể hiện ngôn ngữ, thậm chí mất ngôn ngữ, ngược lại, cũng gặp khó khăn khi nghe hiểu lời nói của người khác. Mặc dù có những thách thức, bạn có thể giao tiếp hiệu quả với những người bệnh alzheimer bằng những nguyên tắc sau:

  • Kiên nhẫn: Lắng nghe và cố gắng hiểu. Đừng ngắt lời. Giữ giọng nói nhẹ nhàng. Cầm tay người bệnh trong khi nói. Thể hiện sự tôn trọng. Tránh những yếu tố làm “nhiễu” sự giao tiếp của hai bên.
  • Đơn giản: Dùng cách nói đơn giản, câu ngắn. Khi bệnh tiến triển, hãy đặt câu hỏi yêu cầu câu trả lời có hoặc không (gật đầu hoặc lắc đầu). Chia nhỏ các yêu cầu thành từng bước.
  • Thoải mái: Nếu người bệnh alzheimer gặp khó khăn trong giao tiếp, hãy khuyến khích người đó tiếp tục giải thích những gì người đó đang nghĩ.
  • Sử dụng các tín hiệu trực quan thay cho ngôn ngữ: Thay vì yêu cầu người bệnh đi vệ sinh, có thể đưa họ vào nhà vệ sinh và chỉ vào đó.

Giao tiếp với người mắc bệnh alzheimer có thể là một thách thức, đặc biệt khi bệnh tiến triển. Hãy nhớ rằng, người chăm sóc cần thật sự kiên nhẫn và hiểu biết để giúp người bệnh cảm thấy an toàn và được an toàn.

Xem thêm:

  • 8 loại thực phẩm giúp tăng cường trí não của bệnh Alzheimer
  • Chăm sóc người bệnh Alzheimer tốt thì bạn cần chăm sóc mình tốt trước
  • Khám bệnh Alzheimer ở đâu?