Nguyên nhân cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến cơn nhịp nhanh kịch trên phát thất? Hôm nay, HoiBenh sẽ cùng các bạn tìm hiểu về thông tin nay để các bạn có thể hiểu hơn về cơ thể của mình.

Nguyên nhân cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất Nguyên nhân cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất là gì?

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất ( gọi tắt là tim nhanh trên thất - TNTT ) là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh kịch phát trên thất có cơ chế và nó cũng có nguồn gốc khác nhau. Trước đây, một cơn tim nhanh QRS hẹp, đều, xuất hiện đột ngột ở một người không có bệnh tim thực tổn được gọi là bệnh Bouveret. Hiện nay với những tiến bộ của thăm dò điện sinh lý học khoa học đã hiểu được tất các cơ chế gây ra các cơn nhịp nhanh và từ đó đưa ra các cách phân loại cơn nhịp nhanh trên thất cũng như phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

vicare.vn-nguyen-nhan-con-nhip-nhanh-kich-phat-tren-that-body-1

Nguyên nhân cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Khi mà nhịp đập của tim được khởi động lúc này nút xoang trên tâm nhĩ phát ra xung điện. Trong nhịp nhanh kịch phát trên thất, xung điện tim thay vì đi từ tâm nhĩ đến tâm thất lại quay ngược trở về tâm nhĩ. Những nhịp đập của tim được gọi là kịch phát vì quá trình xảy ra rất nhanh chóng, không xuất hiện thường xuyên và có thể tự dừng lại bất kỳ lúc nào. Nhịp nhanh kịch phát trên thất thường chỉ kéo dài một vài giây, ít khi kéo dài đến một vài giờ.

Nguyên nhân dẫn đến nhịp nhanh kịch phát trên thất là một trong rất nhiều những bất thường điện tim khiến tâm nhĩ đập rất nhanh. Một số tình trạng khác cũng khiến tâm nhĩ đập nhanh là nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, rung nhĩ, hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW). Một điều cần lưu ý nhất là nhịp nhanh kịch phát trên thất không nên bị nhầm với nhịp nhanh thất - một tình trạng đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Triệu chứng nhịp nhanh kịch phát trên thất

Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của nhịp nhanh kịch phát trên thất là tim đập nhanh và nghẹn ở cổ. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm:

- Đầu óc quay cuồng

- Cảm giác suy yếu, mệt mỏi

- Khó thở

- Ngực bị đè nén

- Bị ngất

Các triệu chứng khi bị nhịp nhanh kịch phát trên thất thường xuất hiện cùng lúc với tim đập nhanh, nhưng dấu hiệu mệt mỏi có thể tồn tại sau quá trình nhịp nhanh phát trên thất diễn ra cho dù nhịp tim đã trở về mức bình thường. Do bản chất cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất thường xảy ra trong thời gian ngắn và không liên tục nên việc dự đoán cơn tiếp theo gần như là không thể. Không chỉ vậy, mà một khi đã bị nhịp nhanh kịch phát trên thất, không thể tiên đoán được khi nào nhịp tim trở lại bình thường.

Tiên lượng và điều trị

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một cấp cứu nội khoa vì nếu không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng suy tim, ngất. Đặc biệt là ở trẻ còn bú, nhịp thường rất nhanh (300/phút), dễ chết nếu không điều trị sớm bằng digitan liều cao.

Trước hết, bảo bệnh nhân đột ngột thay đổi tư thế, hoặc thở thật mạnh, hoặc nuốt một ngụm nước nóng hay lạnh. Khi các hành động trên không khỏi thì ấn nhãn cầu thất mạnh trong 1 – 5 phút. Nếu cũng không khỏi, nên dùng sốc điện (150 – 200W/s) hay digitan tiêm tĩnh mạch chậm (trẻ còn bú: Lanatoside 0,02mg/kg). Ngoài ra, còn có thể dùng propranolol, phenazolin, acetylcholin,...

vicare.vn-nguyen-nhan-con-nhip-nhanh-kich-phat-tren-that-body-2

Dự phòng nhịp nhanh kịch phát trên thất

Người bệnh cần tránh cà phê, rượu và các loại thuốc trị cảm cúm thông thường không theo đơn có chứa pseudoephedrine do những chất này khiến nhịp tim bị rối loạn.

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm những loại thuốc như thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chống loạn nhịp khác.

Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị của thuốc có thể sẽ phải tiến hành nghiên cứu điện sinh tim EPS hoặc điều trị bằng phương pháp đốt tim bằng sóng năng lượng tần số radio. Đây là những phương pháp tốn kém nhưng có hiệu quả khá cao với những người thường xuyên tái phát nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc không có đáp ứng khi sử dụng thuốc điều trị.

Xem thêm:

  • Tập thể dục khi tức giận hoặc buồn bã tăng nguy cơ đau tim
  • Những việc cần làm khi một người bị đau tim