Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đau khớp gót chân
Đau khớp gót chân là hiện tượng thường gặp ở người trung niên, người cao tuổi và các vận động viên. Mức độ đau có thể từ rất nhẹ cho đến rất nặng kèm theo hiện tượng ửng đỏ, sưng tấy ở gót bàn chân.
Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị đau khớp gót chân
Nguyên nhân gây đau khớp gót chân
Đau khớp gót chân là tình trạng khớp gót chân, gót chân bị đau, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở người trung niên, người cao tuổi và các vận động viên thể thao. Những nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau khớp gót chân thường gặp bap gồm:
Nguyên nhân tại chỗ
Đau khớp gót chân có thể được gây nên bởi các nguyên nhân tại chỗ bao gồm: đau vùng dưới gót chân và đau phía sau gót chân.
- Đau vùng dưới gót chân do các bệnh viêm cân gan chân, gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, vùng gan chân bị chấn thương,...
- Đau vùng phía sau gót chân có thể do các bệnh viêm bao hoạt dịch gân gót và viêm gân Achille.
Mắc các bệnh liên quan đến xương khớp
Một số bệnh lý liên quan đến xương khớp chính là nguyên nhân hàng đầu gây đau khớp gót chân như: gai xương gót, hội chứng đường hầm cổ chân, viêm gân gót, viêm cân gan chân, suy tĩnh mạch chi dưới,..
Lưu thông máu kém
Những chấn thương ở phần dưới cơ thể như thắt lưng, chân, hông,.. không được điều trị triệt để sẽ gây nên tình trạng máu lưu thông kém, nặng thì gây tắc nghẽn sự lưu thông của máu và tác động trực tiếp đến các khớp gót chân gây đau. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy gót chân bị đau khi đứng dậy sau khi ngồi một thời gian dài hoặc nằm xuống sau khi đứng lâu. Ở mức độ nặng, cơn đau sẽ lan ra toàn bộ gót chân.
Thận yếu
Dưới góc nhìn của Đông y, thận có mối liên hệ trực tiếp với gót chân, lưu thông từ thận có thể chuyển xuống khắp bàn chân và cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi xương. Khi thận bị yếu, bị tổn thương, thận sẽ không có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, máu đầy đủ đến khớp gót chân và dẫn đến đau. Trong trường hợp này, các cơn đau sẽ xuất hiện khi bạn đứng hoặc đi bộ lâu và giảm dần khi chân không phải di chuyển.
Chấn thương ở vùng gan bàn chân
Gan bàn chân có thể bị chấn thương khi chúng ta đi chân trần trên nền sỏi đá, không bằng phẳng và hậu quả là khớp gót chân bị đau. Với trường hợp này, chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày sẽ hết đau.
Những nguyên nhân khác
- Giày, dép kém chất lượng nên không phát huy được hiệu quả bảo vệ bàn chân ở mức tối đa.
- Vận động, luyện tập, làm việc quá tải.
- Những tổn thương ở chân, bàn chân không được điều trị triệt để sẽ làm khớp gót chân bị ảnh hưởng trực tiếp.
Biểu hiện của đau khớp gót chân
Những người bị đau khớp gót chân thường gặp các biểu hiện khác thường ở vị trí này, cụ thể:
- Gót chân bị đau, tê, cơn đau có thể âm ỉ, kéo dài hoặc xuất hiện đột ngột rồi gia tăng mức độ theo thời gian.
- Gót chân bị đau khi chuyển trạng thái từ ngồi sang đứng, từ nằm sang đứng, đau khi leo cầu thang, chơi thể thao,..Thậm chí, nhiều trường hợp di chuyển rất nhẹ nhàng mà vẫn bị đau.
- Vùng da ở gót chân bị ửng đỏ, bị sưng tấy.
- Gót chân bị biến dạng, siêu vẹo, đi giày, dép không vừa. Đây là mức độ nặng của đau khớp gót chân, cần được can thiệp kịp thời.
Điều trị đau khớp gót chân
Tùy theo mức độ đau, nguyên nhân gây bệnh mà đau khớp gót chân có thể được điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Nếu đau nhẹ, nguyên nhân gây bệnh không đáng lo ngại thì chỉ cần nghỉ ngơi là bạn có thể khỏi đau sau một vài ngày. Bên cạnh đó, còn có những phương pháp khác như:
- Chườm lạnh/nóng vào vùng gót bàn chân.
- Nẹp bất động bàn chân và buổi tối.
- Các bài tập giúp giảm đau khớp gót chân theo sự hướng dẫn của chuyên gia.
- Bên cạnh đó, bạn nên tránh đi chân trần, đi giày dép đế mềm, có lót.
Trường hợp đau khớp gót chân thường xuyên, xuất hiện hiện tượng ửng đỏ, sưng tấy và đau đến mức làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì đi khám bác sĩ là giải pháp tốt nhất.
Xem thêm:
- Tại sao trời lạnh ẩm dễ gây đau xương khớp?
- Bị đau khớp không nên ăn gì?
- Bị đau xương khớp uống thuốc gì hiệu quả?