Nguyên nhân bệnh trĩ và cách phòng tránh hiệu quả
Bệnh trĩ do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Y học hiện đại chia bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những biểu hiện rõ rệt ở trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất.
Nguyên nhân bệnh trĩ và cách phòng tránh hiệu quả
Bệnh trĩ do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết.
Bệnh trĩ do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn, gây viêm sưng hoặc xuất huyết.
Y học hiện đại chia bệnh trĩ chia làm 3 loại: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những biểu hiện rõ rệt ở trĩ là chảy máu và sa búi trĩ. Chảy máu là triệu chứng có sớm và thường gặp nhất. Người bệnh sẽ phát hiện khi nhìn thấy máu ở giấy chùi vệ sinh hoặc thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.
Căng thẳng
Khi bị căng thẳng, não sẽ sản sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, sự co giãn của các cơ vùng hậu môn bị giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Lười vận động
Khi lười vận động, cơ thể trở nên nặng nề, không hoạt bát. Các cơ trên toàn bộ cơ thể không được massage làm lượng máu lưu thông chậm. Các cơ quan không được cung cấp máu liên tục dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém và lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.
Cung cấp không đủ chất xơ trong bữa ăn
Những người ăn ít chất xơ nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Trong các bữa ăn cần cung cấp đủ rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ cần thiết. Các chất này giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn, tránh tình trạng ăn ít chất xơ dẫn đến bệnh trĩ.
Uống nước ít
80% cơ thể là nước. Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi người mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước. Không cung cấp đủ nước cho cơ thể không những gây ra các bệnh về da mà còn gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, sự co bóp của hậu môn yếu dần và hình thành bệnh trĩ.
Mang thai và sinh con
Khi mang thai, tử cung ngày càng phát triển, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ trọng lượng thai nhi rất lớn sẽ dồn sức nặng xuống vùng xương chậu và vùng hậu môn, gây sức ép lên các tĩnh mạch gây nên bệnh trĩ. Đến ngày sinh em bé, các bà mẹ phải dùng hết sức để đưa em bé ra ngoài làm cho các tĩnh mạch,mao mạch... ở vùng xương chậu, hậu môn bị gây tác động làm bệnh trĩ thêm nặng hơn.
Tuổi cao
Ở những người cao tuổi, hệ tiêu hóa kém, các cơ dọc theo ống hậu môn, cơ vòng dần bị suy giảm chức năng. Độ đàn hồi của cơ vòng kém khiến tĩnh mạch sa xuống vùng hậu môn, gây nên hiện tượng táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.
Đứng, ngồi quá lâu
Do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Việc này gây cản trở lưu thông máu trở lại, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ. Những đối tượng thường gặp phải có thể kể đến như lái xe, công nhân may mặc, công nhân điện tử, những người chơi game thường xuyên, nhân viên văn phòng, giáo viên...
Táo bón, tiêu chảy
Bị bệnh táo bón và tiêu cháy là những bệnh gây áp lực cho các tĩnh mạch và thành ruột, cũng là vùng xương chậu và vùng hậu môn. Những người mắc các bệnh liên quan đến đường ruột là nguyên nhân của bệnh trĩ chiếm đến 80%.
Làm việc nặng thường xuyên
Những người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, bị ho nhiều. Người thường xuyên làm việc nặng gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ suy yếu lâu dần là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Cải thiện bệnh trĩ
Ăn uống đúng cách giúp người bị trĩ nặng giảm bớt sự khó chịu và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình. Người bệnh nên uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ, hạn chế ăn muối và kiêng gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, thực phẩm chứa cafein.
Người bệnh không nên rặn và đừng khiêng nặng. Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bệnh nhân sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế... Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu, và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn. Nếu bạn chưa bị trĩ, hành động gồng hay rặn có thể khiến bạn mắc bệnh trĩ.
Người bệnh nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh. Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Ngoài ra, người bệnh nên ngâm nước muối ấm (15 phút mỗi ngày) để xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên.
Người bệnh cần tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu, gây ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ.
Theo VOV
Xem thêm:
- Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng quả sung
- Những điều cần biết về phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng cách thắt vòng cao su