Nguy cơ bị gù khi bố mẹ cho trẻ tập ngồi sớm

Khác với giai đoạn tập lẫy, cha mẹ có thể tập cho trẻ bất cứ khi nào thì việc tập ngồi cho trẻ lại cần một sự sẵn sàng thực sự từ phía con. Việc bố mẹ cho trẻ tập ngồi sớm gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe của con sau này, trong đó có nguy cơ bị gù.

Nguy cơ bị gù khi bố mẹ cho trẻ tập ngồi sớm Nguy cơ bị gù khi bố mẹ cho trẻ tập ngồi sớm

Khác với giai đoạn tập lẫy, cha mẹ có thể tập cho trẻ bất cứ khi nào thì việc tập ngồi cho trẻ lại cần một sự sẵn sàng thực sự từ phía con. Việc bố mẹ cho trẻ tập ngồi sớm gây ra nhiều biến chứng bất lợi cho sức khỏe của con sau này, trong đó có nguy cơ bị gù.

Khi não và các cơ quan hoạt động của trẻ còn chưa phát triển hoàn thiện thì nhiều cha mẹ đã nóng vội, sốt ruột và cho trẻ tập ngồi sớm làm cho cột sống trẻ vẫn còn non nớt đã phải gánh chịu trọng lượng lớn của đầu với phần trên cơ thể nên dễ gây hiện tượng đau lưng, gù lưng về sau.

Vì thế việc bố mẹ chọn thời điểm thích hợp để hướng dẫn trẻ tập ngồi hay tự vận động theo đúng khả năng của bản thân là điều hết sức quan trọng.

Khi trẻ bắt đầu tập ngồi, người lớn cần phải đỡ từ sau lưng và thường xuyên quan sát xem trẻ có đủ cứng để ngồi hay chưa. Nếu thấy con mình có xu hướng nhoài người cùng đầu về phía trước nhưng tay chưa đủ sức để đỡ cơ thể thì tốt nhất hãy đợi đến khi trẻ cứng cáp hơn hãy cho tập ngồi. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên tránh bế trẻ bằng một bên tay vì dễ dẫn đến vẹo cột sống.

Tư thế ngồi hoặc nằm cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến cột sống của trẻ, do đó cần tránh những tư thế không chuẩn hay cho trẻ nằm gối quá cao vì đây là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị gù.

Khi tập đi trẻ thường có xu hướng cúi đầu xuống, đổ người nhiều về phía trước, vì vậy bố mẹ cần dành nhiều thời gian uốn nắn và chỉnh từ từ dáng đi của con để giữ cho đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực ưỡn ra phía trước... Giai đoạn đầu tiên này cũng là một trong những bước quan trọng nhất tránh cho con bị gù hay cong vẹo cột sống về sau.

vicare.vn-nguy-co-bi-gu-khi-bo-me-cho-tre-tap-ngoi-som-body-1

Bố mẹ cần dành nhiều thời gian uốn nắn để trẻ tránh bị gù.

Một số bí quyết giúp bé tập ngồi hiệu quả

Xây dựng sức mạnh các cơ

Các cơ ở lưng, bụng, hai bên sườn, và đùi là nhóm cơ được sử dụng để nâng bé ngồi dậy. Để rèn luyện tất cả các cơ kể trên rắn chắc cùng lúc, mẹ có thể giữ bé ở tư thế ngồi trên một quả bóng tập cỡ vừa rồi lăn quả bóng từ từ khoảng 5-10cm về phía trước, sau và hai bên.

Do bề mặt mà bé ngồi hơi nghiêng xuống dưới nên bé sẽ tự động điều chỉnh thẳng lưng và ngả người về phía sau. Bài tập này không chỉ giúp các cơ được hoạt động mà còn giúp luyện tập khả năng giữ thăng bằng của bé.

Cho bé tập từng động tác một

Mẹ không nên cho trẻ tập ngồi sớm, tốt nhất để bé tập tốt ở tư thế bò trước, sau đó lùi hai tay

bé về sau rồi từ từ đặt từng chân xuống vị trí ngồi. Để dạy bé kỹ thuật này, mẹ cần giúp bé thực hiện chuỗi hành động này vài ba lượt mỗi ngày, mỗi lượt từ 5 đến 6 lần liên tục.

vicare.vn-nguy-co-bi-gu-khi-bo-me-cho-tre-tap-ngoi-som-body-2

Nên cho bé tập từng động tác một.

Tự biến mình thành ghế cho bé

Hiện nay, các loại ghế ngồi cho trẻ sơ sinh nâng đỡ bé ở tất cả các bên và bé không phải nỗ lực để giữ thăng bằng. Điều này dẫn đến sự phát triển của cơ có thể bị chậm lại và kỹ năng giữ thăng bằng của trẻ không có cơ hội phát triển.

Vì thế mẹ hãy hỗ trợ cho bé bằng cách lấy mình làm ghế tập ngồi cho trẻ. Mẹ có thể ngồi trên sàn nhà còn bé thì ngồi ở giữa hai chân mẹ. Để đảm bảo bé an toàn mẹ dùng chăn và gối để xung quanh. Mẹ chỉ giúp bé giữ thăng bằng khi bé sắp ngã chứ tuyệt đối hạn chế việc nâng đỡ.

Việc con sớm phát triển hơn bạn bè cùng lứa khiến nhiều mẹ cảm thấy vui lòng và an tâm. Tuy nhiên việc phát triển nhanh như vậy phải để bé hoàn toàn tự quyết định chứ mẹ không nên can thiệp như việc dạy trẻ tập ngồi sớm. Hãy kiên nhẫn đợi con phát triển thật chắc chắn qua từng giai đoạn vì việc nuôi dạy con là cả một quá trình dài.