Người tiểu đường có nên ăn hải sản không?

Tiểu đường là một loại bệnh mà trong đó, người mắc bệnh có sự rối loạn về nồng độ đường huyết trong máu, dẫn đến nhiều biến chứng khác về mặt sức khỏe. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố quan trọng nhằm kiểm soát bệnh. Vậy người tiểu đường có nên ăn hải sản không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới bài viết sau đây.

Người tiểu đường có nên ăn hải sản không? Người tiểu đường có nên ăn hải sản không?

Tiểu đường là một loại bệnh mà trong đó, người mắc bệnh có sự rối loạn về nồng độ đường huyết trong máu, dẫn đến nhiều biến chứng khác về mặt sức khỏe. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố quan trọng nhằm kiểm soát bệnh. Vậy người tiểu đường có nên ăn hải sản không? Câu trả lời sẽ có ngay dưới bài viết sau đây.

1. Giải đáp – người tiểu đường có nên ăn hải sản không

Câu trả lời là hoàn toàn có thể!

Theo giải đáp từ các chuyên gia, hải sản phần lớn đều có chứa một lượng dồi dào protein. Đây là nhóm chất quan trọng trong việc tăng trưởng cũng như duy trì các mô tế bào trên cơ thể. Vì thế, việc ăn protein từ hải sản không có ảnh hưởng đến mức độ đường huyết trong máu.

Bên cạnh đó, protein có trong hải sản còn có nhiều tác dụng hữu ích khác đối với bệnh nhân tiểu đường như:

  • Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sinh hóa – sinh lý của cơ thể.
  • Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người tiểu đường.
  • Hỗ trợ cải thiện sức khỏe của bệnh nhân, đồng thời hạn chế tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, không phải loại hải sản nào cũng phù hợp với bệnh nhân bị tiểu đường. Bạn nên chọn những loại hải sản ít mỡ, nhiều nạc như cá, thủy hải sản... để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Cũng cần chú ý rằng mỗi người bệnh thường sẽ có nhu cầu đạm khác nhau, do đó bạn nên tham khảo trước ý kiến từ bác sỹ để có khẩu phần hải sản phù hợp hàng ngày.

2. Các loại hải sản hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường

Để cụ thể hơn việc bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại hải sản nào, bài viết sẽ cung cấp một số thông tin hữu ích sau đây.

  • Cá hồi nướng
vicare.vn-nguoi-tieu-duong-co-nen-an-hai-san-khong-body-1

Cá hồi từ trước đến này đều được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao bởi hàm lượng dồi dào acid béo Omega – 3 của nó. Đây là một loại chất béo lành tính và bổ dưỡng, có tác dụng cải thiện sức khỏe của nhiều cơ quan quan trọng như tim mạch, não bộ... Để cá hồi có thể phát huy hết tác dụng của mình, bạn nên chọn cách chế biến lành mạnh, ít dầu mỡ như luộc hoặc nướng cá trong lò với nhiệt độ từ 350 độ C đến 400 độ C.

  • Cá rô phi

Cá rô phi cũng là một loại cá ít béo và chứa protein khá cao, dễ tìm và giá thành không quá cao. Loại cá này cũng khá dễ chế biến. Bạn có thể áp chảo cá rô phi để món ăn thêm hấp dẫn.

Tuy nhiên, bạn không nên chế biến quá kỹ vì phần thịt sẽ bị nát, không còn ngon nữa. Bạn cũng nên mua chảo chống dính loại tốt để chế biến cá trong điều kiện ít dầu mỡ đối với người bị tiểu đường. Khi ăn, bạn nên ăn kèm cá rô phi cùng với rau luộc, gạo lứt để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân.

  • Tôm cũng là lựa chọn tốt

Tuy rằng trong tôm có chứa một lượng cholesterol tương đối cao so với nhiều loại hải sản khác nhưng bạn cũng có thể ăn món này với tần suất hợp lý (từ 1 đến 2 tuần/lần). Điều này không gây ra ảnh hưởng nào đến tim mạch cũng như bệnh tiểu đường. Đặc biệt, đối với bệnh nhân có thực đơn hàng ngày quá ít chất béo, ăn tôm cũng có thể bổ sung năng lượng lành mạnh thiết yếu cho cơ thể.

Công thức tôm phù hợp với người bị tiểu đường thường là tôm xào gừng cay: món này chỉ chứa khoảng 44 calo và cực kỳ thích hợp để làm khai vị.

  • Bạn có nên ăn cua khi bị tiểu đường?

Theo các nghiên cứu ở nước Anh, tôm – cua thường khiến nguy cơ mắc bệnh và diễn tiến bệnh tiểu đường nặng hơn. Trên thực tế, không phải bệnh nặng do bản thân các loại hải sản có vỏ này mà chủ yếu là do cách chế biến quá nhiều dầu mỡ, không phù hợp với bệnh nhân.

Vì thế, nếu bạn muốn ăn cua khi đang bị tiểu đường, hãy cố gắng tìm cách chế biến thật lành mạnh, khoa học.

  • Cá hộp có là gợi ý hay cho bệnh nhân tiểu đường?

Các loại cá đóng hộp như cá hồi, cá ngừ... thường có hương vị đậm đà và đa dạng, hấp dẫn người ăn. Đặc biệt hơn, cá mòi với hàm lượng acid béo omega 3, canxi và vitamin D dồi dào cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân bị tiểu đường. Bên cạnh đó, việc chế biến và đóng hộp sẵn sẽ giúp người dùng tiện lợi hơn trong việc sử dụng.

Tuy nhiên, khi mua các loại cá này, bạn nên đọc kỹ thông tin hàm lượng dinh dưỡng được in ngoài nhãn mác/bao bì của sản phẩm. Bạn chỉ nên ăn sản phẩm chứa ít muối và ngâm trong nước (thay vì ngâm trong dầu) để đảm bảo hàm lượng calo và chất béo ăn vào không vượt ngưỡng cho phép. Bạn cũng có thể chế biến lại những món cá này một cách lành mạnh và độc đáo hơn như trộn với sữa chua/mù tạt, ăn kèm với salad, kẹp bánh sandwich...

vicare.vn-nguoi-tieu-duong-co-nen-an-hai-san-khong-body-2
  • Ăn nhiều cá có phải là tốt?

Đây là vấn đề còn được tranh cãi bởi nhiều chuyên gia rằng: việc ăn cá 1 – 2 lần hay ăn thật nhiều thì tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Vào tháng 9 năm 2009, tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ đã công bố 1 nghiên cứu phát hiện sự tăng nhẹ nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 ở những phụ nữ ăn nhiều cá trong ngày. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2011 cũng được đăng tải cho thấy: ăn nhiều cá sẽ giúp bệnh tiểu đường ở nam giới giảm thiểu nguy cơ và cũng không hề ảnh hưởng đến nguy cơ bệnh ở nữ giới.

Vì câu hỏi trên chưa có sự khẳng định chắc chắn nào, nên bạn cần phải có sự theo dõi của bác sỹ khi ăn hải sản. Nếu đường trong máu tăng, bạn hãy điều chỉnh lại tần suất ăn hải sản cho phù hợp.

Bài viết đã giải đáp cho bạn vấn đề người tiểu đường có nên ăn hải sản không cũng như một số loại hải sản đặc biệt tốt dành cho đối tượng này. Theo đó, bạn hãy bổ sung đúng cách các thực phẩm trên vào bữa ăn hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện tình trạng bệnh.

Xem thêm:

  • Tiểu đường nên ăn hoa quả gì tốt?
  • Người bị tiểu đường nên ăn gì? Nên kiêng ăn gì?
  • Bệnh tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát lượng đường trong máu?