Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể có con không?

Hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN) là hiện tượng buồng trứng hình thành các nang nhỏ nên trứng khó rụng và không phóng noãn. Vậy người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể có con không?

Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể có con không? Người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể có con không?

Hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN) là hiện tượng buồng trứng hình thành các nang nhỏ nên trứng khó rụng và không phóng noãn. Điều này gây ra rối loạn kinh nguyệt, có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Vậy người mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể có con không?

Hội chứng buồng trứng đa nang là gì?

Hội chứng đa nang buồng trứng xảy ra khi buồng trứng có nhiều nang nhỏ. BTĐN còn được coi là tình trạng rối loạn nội tiết liên quan đến độ mất cân bằng hormon và kháng insullin ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. BTĐN là bệnh xảy ra ở những phụ nữ có quá nhiều hormon sinh dục nam trong khi lượng hormon sinh dục nữ trong cơ thể không đủ. Điều này khiến sự rụng trứng trở nên bất thường hơn. Nếu không được chữa trị sớm sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormon, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ mắc một số bệnh bao gồm: tiểu đường, tim mạch và rối loạn sinh sản.

Khi phụ nữ mắc hội chứng BTĐN, lượng hormon sinh dục nam trong cơ thể quá nhiều làm ngăn cản sự rụng trứng khiến trứng chứa đầy trong nang trứng. Nhiều phụ nữ mắc bệnh này có buồng trứng giãn rộng chứa các cụm nang nhỏ. Nếu nang trứng không phát triển bình thường và việc rụng trứng xảy ra không đúng theo chu kỳ sẽ dẫn đến sự mất cân bằng hormon nam và nữ trong cơ thể

vicare.vn-nguoi-mac-hoi-chung-buong-trung-da-nang-co-co-con-khong-body-1

Nguyên nhân dẫn tới buồng trứng đa nang

Nguyên nhân dẫn tới BTĐN vẫn chưa được xác định rõ ràng. Hai lý do thường gặp ở người bị hội chứng BTĐN đi khám là rối loạn kinh nguyệt và hiếm muộn. Di truyền là yếu tố có nguy cơ cao nhất của hội chứng BTĐN. Nếu mẹ, chị gái hoặc em gái của bạn bị BTĐN, bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này hoặc bị tiểu đường hay có chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các nhà nghiên cứu cũng nghi ngờ khả năng một số gene nhất định có liên quan với hội chứng BTĐN. Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, ngắn 25 ngày, dài trên 35 ngày đều luôn tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh này. Đồng thời, một số yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ bị BTĐN như: Mất cân bằng hormon buồng trứng, buồng trứng sản sinh ra quá nhiều nội tiết tố nam; hàm lượng insullin trong máu cao; mắc chứng béo phì; gia đình có tiền sử mắc bệnh...

BTĐN có thể được phát hiện ở tuổi dậy thì hoặc muộn hơn nữa. Hình ảnh trên siêu âm thấy buồng trứng có nhiều nang, có thể lên tới 12 nang trứng nhưng mỗi trứng thường chỉ có đường kính từ 2 - 9mm. Điều đó cho thấy kích thước trứng bé, không lớn và rụng được nên không thể thụ thai.

Dấu hiệu nhận biết BTĐN

Do sự thay đổi hormon khác nhau dẫn đến những dấu hiệu mắc hội chứng BTĐN cũng khác nhau ở phụ nữ. Có tới 80% phụ nữ mắc hội chứng này bị béo phì, thường là béo bụng và hơn 70% phụ nữ có tình trạng lông phát triển nhiều ở các bộ phận như: mặt, ngực, bụng dưới, lưng hoặc bắp đùi. Sau đây là 8 dấu hiệu phổ biến của hội chứng BTĐN: Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, không đều hoặc kéo dài là dấu hiệu phổ biến nhất của BTĐN. Kinh nguyệt có rất ít hoặc rất nhiều hoặc có kinh một cách bất ngờ. Gặp khó khăn trong việc thụ thai. Có các vấn đề về da như: bị mụn trứng cá, mảng da sẫm màu hoặc vùng da dư thừa ở nách hoặc quanh cổ. Có chứng ngưng thở lúc ngủ. Mọc lông trên mặt, trên ngực, bụng, lưng hoặc bắp đùi. Trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng thất thường. Tăng cân, béo phì. Tóc mỏng hoặc tóc rụng nhiều.

vicare.vn-nguoi-mac-hoi-chung-buong-trung-da-nang-co-co-con-khong-body-2

Mắc BTĐN có bị hiếm muộn?

Nỗi lo ngại lớn nhất của người bệnh bị hội chứng đa nang buồng trứng có thể có con không? Thực tế, BTĐN nếu không được chữa trị kịp thời khiến phụ nữ suy giảm khả năng làm mẹ. Do trứng không được rụng và phóng noãn một cách bình thường nên khả năng thụ tinh rất thấp. Ngoài ra, khi bị BTĐN, nguy cơ sẩy thai và sinh non rất cao. Do các nang trứng hình thành với số lượng lớn và gây xoắn buồng trứng, chèn ép và gây áp lực lên thai khiến thai bị bong ra khỏi tử cung và có thể bị đẩy ra ngoài. Bên cạnh đó, BTĐN còn làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bị BTĐN vẫn thể có con. Đến 17% người bị BTĐN vẫn có thể có con một cách tự nhiên. Số còn lại vẫn có thể có con nếu áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Các trường hợp bị BTĐN cần lưu ý: sau khi có con, nhiều người cho rằng họ đã không bị hội chứng BTĐN và không lo bị ảnh hưởng nào nữa. Tuy nhiên, điều này là sai lầm. BTĐN có thể có những biến chứng nguy hiểm và lâu dài về sau nếu không điều trị như: tăng huyết áp, bệnh tim và nhồi máu cơ tim, tiểu đường, loãng xương cũng phổ biến ở phụ nữ bị BTĐN. Do vậy, để bảo vệ sức khỏe lâu dài, khi thấy có các dấu hiệu bị BTĐN thì cần đi khám bệnh và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

  • 3 dấu hiệu hội chứng buồng trứng đa nang bạn cần biết
  • Đa nang buồng trứng có phải là một loại bệnh?