Người lớn có niềng răng được không?
Niềng răng là một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để nắn chỉnh hàng răng lệch lạc, khớp cắn không đúng và phòng tránh các bệnh liên quan đến răng miệng mà chúng ta hay gặp phải.Vậy người lớn có được niềng răng hay không và có những lưu ý gì khi niềng răng cho người lớn? Thông qua bài viết này HoiBenh sẽ giải quyết thắc mắc cho các bạn.
Người lớn có niềng răng được không?
Niềng răng là một trong những phương pháp hiệu quả và an toàn nhất để nắn chỉnh hàng răng lệch lạc, khớp cắn không đúng và phòng tránh các bệnh liên quan đến răng miệng mà chúng ta hay gặp phải. Vậy người lớn có được niềng răng hay không và có những lưu ý gì khi niềng răng cho người lớn? Thông qua bài viết này HoiBenh sẽ giải quyết thắc mắc cho các bạn.
Vì sao người lớn nên niềng răng?
Người trưởng thành (từ 18 tuổi trở nên) với hàm răng dài lâu đã qua quá trình ăn uống và nhai nhiều năm, thường gặp phải tình trạng có sâu răng, mất răng do các bệnh lí liên quan, các răng mọc lệch lạc không đúng chỗ nhiều do có di chuyển răng tự nhiên mà bản thân không thể kiểm xoát trong nhiều năm liền, hoặc tình trạng thường thấy là viêm nha chu mãn tính có thể gây ra hiện tượng tiêu xương, tụt nướu răng,... Do đó, việc niềng răng cho người lớn không chỉ để đảm bảo tính thẩm mĩ mà còn giúp khôi phục lại các chức năng cho hàm răng cũng như tránh các bệnh lí răng miệng khác.Quy trình niềng răng cho người lớn
Có khá nhiều người nghĩ rằng quy trình niềng răng của trẻ em và người lớn là giống nhau nhưng trên thực tế thì không phải. Do răng vĩnh viễn của người lớn khó nắn chỉnh và di chuyển hơn nên các bước tiến hành và phương pháp niềng răng cũng khác đi để có thể đem lại hiệu quả cao.
- Bước 1: Bác sĩ sẽ khám và lấy dấu trên cả hai hàm răng, cùng với đó là tư vấn các phương pháp điều trị cũng như niềng cho bệnh nhân.
- Bước 2: Bệnh nhân tiến hành chụp phim toàn hàm răng Panoramic và đo sọ mặt Cephalometric.
- Bước 3: Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành các bước cho quá trình niềng răng và chỉnh hình diễn ra thuận lợi hơn như nhổ răng nếu cần, tách các kẽ răng, gắn khâu trên các răng hàm, gắn mắc cài trên các răng trước và hẹn tái khám định kỳ theo lịch từ 3 đến 6 tuần, có nhiều trường hợp tái khám ngay sau 1 tuần.
Thời gian niềng răng
Tùy theo từng trường hợp răng cụ thể mà nha sĩ đặt ra thời gian niềng, thông thường sẽ là từ 1 đến 3 năm hoặc hơn, sau đó người niềng sẽ được đeo hàm duy trì (retainer) khoảng 8 tháng. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều các loại mắc cài có thể rút ngắn thời gian niềng từ 30 - 50%.Thời gian đi tái khám
Thông thường thì sau mỗi khoảng thời gian 3 đến 6 tuần, nha sĩ sẽ hẹn bạn đến khám và thực hiện các bước điều trị cơ bản như thay thun, thay dây cung môi, hoặc tăng lực siết hàm nếu cần. Một vài trường hợp thì nha sĩ có thể hẹn bệnh nhân tái khám mỗi tuần một lần hoặc 2 tuần một lần, tuy nhiên chỉ là khám chứ hầu như không tăng lực siết. Bình thường khi răng đã di chuyển vị trí thì thời gian để xương có thể tái tạo lại mất ít nhất 3 tuần.
Có một vài điều cần lưu ý là khi niềng răng bạn không nên ăn quá nhiều đồ dai hay những loại độ ăn dễ dính vào răng vì có thể sẽ khiến bạn khó khăn khi vệ sinh. Vẫn duy trì chải răng nhẹ nhàng 2 lần một ngày và không nên dùng quá nhiều các loại thuốc bôi nha khoa để làm mềm răng. Hạn chế hôn và uống các loại đồ uống nhiều ga vào buổi tối.
Hãy tập quen với việc niềng răng vì nó không những làm răng bạn đẹp nên mà còn có thể cải thiện vóc dáng cũng như thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh hơn cho bạn. Có rất nhiều người đã chọn niềng răng như một phương pháp thẩm mĩ duy nhất để thay đổi cả vóc dáng và nhan sắc của mình nên điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị trước khi quyết định niềng răng không phải là một bác sĩ tốt, một cơ sở niềng răng tốt mà là lòng kiên trì của chính bạn.