Người lớn cắt amidan có đổi giọng không?

Cắt amidan có đổi giọng không là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những người bị viêm amidan và những người đang có ý định cắt amidan. Vậy, cắt amidan có nguy hiểm gì không? Trường hợp nào nên và không nên làm thủ thuật này? Cùng Vicare tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Người lớn cắt amidan có đổi giọng không? Người lớn cắt amidan có đổi giọng không?

Cắt amidan có đổi giọng không là quan tâm của rất nhiều người đặc biệt là những người bị viêm amidan và những người đang có ý định cắt amidan. Vậy, cắt amidan có nguy hiểm gì không? Trường hợp nào nên và không nên làm thủ thuật này? Cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Viêm amidan là gì?

Trước tiên khi đi tìm đáp án cho thắc mắc cắt amidan có đổi giọng không, chúng ta cùng tìm hiểu amidan nằm ở vị trí nào, thế nào là viêm amidan.

Amidan là một cấu trúc thịt có tổ chức nằm ở trong thành họng. Về mặt sinh học chúng có chức năng như một cơ chế phòng vệ, giúp thanh lọc các vi khuẩn hoặc virus muốn xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta hít thở hay ăn uống, nói chuyện... Khi có quá nhiều vi khuẩn hay virus tấn công gây nhiễm trùng amidan, tình trạng này được gọi là viêm amidan.

Viêm amidan xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt dễ mắc ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng bao gồm đau họng , sưng amidan và sốt. Khi bị viêm amidan thường xuyên, viêm amidan quá to gây chẹn vào đường thở hay viêm mạn tính, diễn ra quá lâu ngày mà không khỏi có khả năng tạo áp xe thì theo chỉ định của bác sĩ người bệnh cần tiến hành mổ cắt amidan.

vicare.vn-nguoi-lon-cat-amidan-co-doi-giong-khong-body-1

Những trường hợp cần phải cắt amidan

  • Viêm amidan mạn tính tái từ 5 - 6 lần trong một năm. Nếu bệnh nhân điều trị nội khoa liên tục trong vòng 4 – 6 tuần nhưng vẫn còn dấu hiệu vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
  • Viêm Amidan đã gây biến chứng: viêm tấy, áp xe quanh Amidan. Đối với trường hợp này bệnh nhân sẽ phải điều trị kháng sinh chích rạch tháo mủ, cho tới khi ổn định sẽ tiến hành cắt Amidan.
  • Viêm amidan gây biến chứng ở các tổ chức kế cận: sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận, viêm tai giữa, viêm xoang.
  • Amidan quá to bít tắc hô hấp gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ. Hoặc ảnh hưởng đến đường ăn khó nuốt, phát âm khi giao tiếp bị cản trở cũng sẽ chỉ định cắt Amidan

Những trường hợp không được cắt amidan

  • Với những bệnh nhân có tiền sử rối loạn đông máu hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu...).
  • Trì hoãn cắt amidan khi bệnh nhân có các bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp...) hay ở vùng đang có bệnh dịch hoặc phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang hành kinh...
vicare.vn-nguoi-lon-cat-amidan-co-doi-giong-khong-body-2

Cắt amidan có đổi giọng không?

Băn khoăn của nhiều nhiều bệnh nhân khi được chỉ định làm tiểu phẫu này thường lo lắng, liệu cắt amidan có đổi giọng không. Theo đánh giá chung, phẫu thuật cắt amidan là một phương pháp chữa bệnh hiện đại, dễ thực hiện và rất an toàn. Nhằm loại bỏ, bóc tách vị trí amidan đã chứa đầy các loại vi rút vi khuẩn bị viêm nhiễm. Vì thế, biện pháp phẫu thuật này đã được ứng rộng rãi và điển hình tại những phòng khám chuyên khoa. Sau phẫu thuật khoảng 10-15 ngày, người bệnh có thể trở lại dần với cuộc sống sinh hoạt và công việc thường ngày.

Biện pháp phẫu thuật cắt bỏ amidan không hề gây mất giọng nói hay bất cứ chức năng nào khác trong cơ thể. Vì theo cấu trúc bộ phận giúp phát âm là dây thanh quản sẽ nằm xa phía dưới vòm họng, còn amidan thì lại nằm ở phía trên. Do đó, khi các bác sĩ các thao tác phẫu thuật cắt amidan sẽ không thể nào xâm phạm đến thanh quản, nên không có việc bệnh nhân sẽ bị câm hay mất giọng sau khi phẫu thuật.

Việc một vài trường hợp bệnh nhân bị khàn giọng, mất giọng sau mổ thực chất là do khi đặt ống nội khí quản lúc gây mê hơi cọ xát với thanh quản làm phù nề thanh quản mà thôi. Hiện tượng này chỉ diễn ra trong một vài ngày đầu. Tuy nhiên, sau khi làm phẫu thuật xong các bác sĩ cũng sẽ khuyên bạn tốt nhất kiêng nói chuyện trong các ngày đầu để giảm sự co kéo của một số cơ trong vùng họng, sẽ giúp giọng nói của bạn sau này không bị ảnh hưởng. Còn về băn khoăn liệu cắt amidan có đổi giọng không? Các chuyên gia khẳng định là hoàn toàn không, chỉ cần bệnh nhân tuân thủ đúng nguyên tắc và lời khuyên của bác sĩ trước và sau khi phẫu thuật cắt amidan để giúp phục hồi tổn thương được mau chóng.

Lưu ý sau khi cắt amidan

Như vậy, lo lắng về việc cắt amidan có đổi giọng không đã được giải đáp. Đó là không thay đổi. Sau khi làm thủ thuật này, bạn cần chú ý:

  • Không được ăn ngay mà chỉ cần uống sữa, tốt nhất nên ăn các thức ăn lỏng để nguội như cháo, súp, canh, trong 1 tuần đầu sẽ giúp hạn chế làm tổn thương cho vết cắt.
  • Bệnh nhân có thể thêm được nước trái cây, nước khoáng để lạnh, tuyệt đối không ăn các thực phẩm cay nóng, hay nước uống có gas, có cồn.
  • Không la hét, nói nhiều hay cố khạc nhổ vì nếu cơ miệng hoạt động quá nhiều sẽ làm cho vết mổ bị chảy máu gây nhiễm trùng khiến bệnh lâu lành.
  • Không được vận động nhảy nhót. Bệnh nhân phải cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thường xuyên theo dõi để có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Tóm lại, amidan và viêm thanh quản không có ảnh hưởng gì đến nhau. Vậy nên cắt midan không làm thay đổi giọng nói. Để bệnh mau khỏi và không gây những biến chứng sau phẫu thuật bạn cần phải có chế độ chăm sóc, ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, nhằm hạn chế được tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau khi phẫu thuật người bệnh cũng nên đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra lại vết mổ theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm:

  • 5 địa chỉ cắt amidan được đánh giá cao tại Hà Nội
  • 5 địa chỉ cắt amidan cho trẻ tại TP. HCM
  • Hôi miệng sau khi cắt amidan thì phải làm sao?