Người béo phì nên ăn gì?
Bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe như tim mạch, tiêu hóa,... Vì vậy để điều trị bệnh béo phì, người bệnh cần thực hiện 1 chế độ ăn uống và vận động khoa học. Vậy người béo phì nên ăn gì?
Người béo phì nên ăn gì?
Thừa cân dẫn tới bệnh béo phì đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong cuộc sống hiện đại ngày nay khi mà lượng calo cung cấp vào cơ thể lớn hơn rất nhiều lượng calo mà chúng ta tiêu thụ. Bệnh béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới sức khỏe như tim mạch, tiêu hóa,... Vì vậy để điều trị bệnh béo phì, người bệnh cần thực hiện 1 chế độ ăn uống và vận động khoa học. Vậy người béo phì nên ăn gì?
Người béo phì nên ăn gì?
Nên lựa chọn các loại thực phẩm đạm giàu protein như : thịt nạc ít mỡ, tôm, cua, cá, giò nạc, trứng,...
Thực phẩm làm từ các loại hạt sữa đậu nành, sữa bột tách bơ, sữa chua làm từ sữa gầy, đậu đỗ.
Nên sử dụng những glucid trong đó có nhiều chất xơ như: bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ,...
Nên cung cấp đủ các chất vitamin và muối khoáng. Thường những người đang áp dụng chế độ ăn kiêng có khẩu phần ăn dưới 1.200 kcal. Với khẩu phần chế độ ăn như vậy rất dễ bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, vitamin E... Vì thế, nếu người bệnh béo phì đang áp dụng các chế độ ăn kiêng thì cần chú ý bổ sung thêm vitamin và khoáng chất hàng ngày.
Bổ sung nhiều chất xơ như rau xanh và quả chín tối thiểu 500g/ngày. Với các loại rau có thể dễ dàng chế biến các món rau dưới dạng như luộc, nấu canh, làm nộm, rau trộn salad,...
Hạn chế ăn muối, chỉ nên tiêu thụ dưới 6g/ngày, nếu người béo phì bị tăng huyết áp thì chỉ nên dùng từ 2-4g/ngày.
Giảm lượng tinh bột từ các loại như cơm, bánh mì, xôi, nếp, nui, mì, mì gói,... việc hạn chế ăn cơm sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và đói, vì vậy nên giảm lượng tinh bột từ từ để cơ thể thích nghi dần.
Không ăn thức ăn ngọt như bánh kẹo, nhiều giàu mỡ như snack, đồ ăn nhanh, nước ngọt, chè, kem, kể cả trái cây ngọt...
Hạn chế tối đa thức ăn béo như các món được chiên, rán, quay, dùng nước cốt dừa, các thực phẩm đóng hộp đông lạnh như thịt hộp, xúc xích, lạp xưởng, bơ, mỡ, thịt ba chỉ, thịt mỡ, nước luộc thịt, da, nội tạng động vật... Không nên dùng các loại nước sốt có nhiều dầu mỡ.
Chọn thịt cá nạc, nên ăn cá nhiều hơn thịt. Ưu tiên ăn các món được chế biến như luộc, hấp, nướng không nhiều dầu mỡ.
Nên uống sữa dành cho người thừa cân béo phì hoặc uống sữa tách béo không đường, các loại sữa giàu canxi, sữa chua ít hoặc không đường... Mỗi ngày uống từ một đến hai ly.
Tăng cường ăn rau, củ, trái cây ít ngọt, nhiều nước như táo, dưa hấu, mận, ổi, thanh long... để cảm thấy không đói. Nếu ăn ít tinh bột. Nếu cảm thấy đói bạn có thể ăn nhóm này bù vào hoặc các loại thực phẩm ít năng lượng nhưng giúp no như cuốn bánh tráng với cá hấp nhiều rau, gỏi cuốn, ...
Trong quá trình ăn thực ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no, không được bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày ăn thay vì ăn thành 3 bữa chính. Không để quá đói (vì sẽ ăn nhiều vào các bữa sau). Không ăn sau 20h buổi tối.
Uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
Người bệnh béo phì không nên ăn gì?
Loại bỏ các thực phẩm nhiều chất béo trong các bữa ăn như: thịt mỡ, nước dùng thịt, bơ, thịt chân giò...
Các loại thực phẩm nhiều cholesterol: Nội tạng động vật như não, tim, gan, thận, lòng lợn...
Người bệnh béo phì nên kiêng những món ăn được chế biến có nhiều chất béo như bánh mỳ bơ, bơ trộn rau, các món xào, rán
Không nên ăn hoặc hạn chế tối đa những thức ăn giàu năng lượng như: đường mật, mứt, kẹo, bánh ngọt, socola, nước ngọt...
Bỏ hẳn những đồ uống có chất kích thích hay đồ uống có ga như: rượu, bia, cà phê...
Người bị béo phì nên bổ sung nhiều rau và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Một số lời khuyên trong việc chọn lựa chế độ ăn cho người bị béo phì
Với những người béo phì có chỉ số BMI>30, và nhất là những người có các bệnh rối loạn kèm theo như: đái tháo đường tuýp 2, tăng huyết áp, tăng lipid máu, có cơn ngừng thở khi ngủ nên áp dụng chế độ ăn rất thấp năng lượng (800 Kcal/ngày). Việc thực hiện chế độ ăn rất thấp năng lượng chỉ nên kéo dài 12-16 tuần và dạng ăn này thay thế hoàn toàn các bữa ăn với thức ăn thông thường.
Nếu bị béo phì, ngoài việc áp dụng một chế độ ăn khoa học và hợp lý, thì nên duy trì kết hợp việc luyện tập thể thao ít nhất khoảng 30 phút /ngày . Các môn thể thao có thể áp dụng để giảm cân hiệu quả có thể kể tới như đi bộ, bơi, thể dục nhịp điệu, đạp xe đạp ...Theo nghiên cứ kg chất béo của cơ thể cung cấp đủ năng lượng cho đi bộ hoặc đi bộ nhanh khoảng 100km. Vì vậy đi bộ là 1 giải pháp rất tuyệt vời để giảm cân cho người bị béo phì.
Thực đơn gợi ý cho người bệnh béo phì
Dưới đây là một số gợi ý thực đơn áp dụng cho người bệnh béo phì bạn có thể tham khảo:
1/ Thực đơn 1 (cho 1 ngày)
Bữa sáng: Một ly sinh tố hoa quả hỗn hợp. Thành phần 1 quả chuối, 1 quả cam, 1 tách nước quả nho, 1 bát canh bắp cải.
Bữa trưa: Một phần salad, chú ý ăn nhiều rau tươi có màu xanh, có thể ăn thêm vài miếng gà nướng (ức gà) không mỡ. Ăn nhiều canh bắp cải.
Bữa tối: Tiêu thụ khoảng 150g cá, vẫn áp dụng ăn thêm càng nhiều canh bắp cải càng tốt.
2/ Thực đơn 2 (cho 1 ngày)
Bữa sáng : Một ít thịt nướng và trứng gà, khoảng 28g phô-mai,.
Bữa trưa : Bánh mì nướng (bánh mì đen,...), có thể thêm 1 lát thịt nướng, một ít phô-mai và cà chua sống, 1 trái dưa chuột, có thể sử dụng trà không đường.
Bữa tối: Cá nướng, 1 bát hỗn hợp salad bao gồm rau, thịt nướng xắt nhỏ và một ít bơ, sử dụng đồ uống không đường.
Khi bị béo phì nên ăn gì luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm khi bước vào chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Ở người béo phì, khả năng giảm cân thường khó khăn và mất nhiều thời gian hơn bởi mức cân nặng giảm lớn, lượng mỡ nhiều trong khi cơ thể vẫn cần nạp nguồn dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích
Xem thêm:
- Béo phì cấp độ 1 là gì?
- Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì?
- Top 10 nguyên nhân gây bệnh gout không thể bỏ qua