Ngứa vành tai là bệnh gì?

Hiện tượng ngứa vành tai và chảy nước có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tai của bạn có thể đang gặp một vấn đề gì đó hoặc bị nhiễm trùng. Vậy cụ thể ngứa vành tai là bệnh gì? Bạn cần làm gì khi bị ngứa vành tai. Cùng HoiBenh tìm hiểu các thông tin hữu ích sau đây.

Ngứa vành tai là bệnh gì? Ngứa vành tai là bệnh gì?

Hiện tượng ngứa vành tai và chảy nước có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tai của bạn có thể đang gặp một vấn đề gì đó hoặc bị nhiễm trùng. Vậy cụ thể ngứa vành tai là bệnh gì? Bạn cần làm gì khi bị ngứa vành tai. Cùng HoiBenh tìm hiểu các thông tin hữu ích sau đây.

1. Ngứa vành tai là bệnh gì?

Chàm tai.

Chàm tai hay còn gọi là bệnh Eczema, bệnh hình thành do sự viêm nhiễm vành tai do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể từ chế độ vệ sinh không hợp lý, cơ địa dị ứng hay do ăn uống.

Chàm tai xuất hiện ở các phần ngoài của tai như: vành tai, ống tai ngoài, phần da xung quanh... bệnh hay gặp nhất là ở trẻ em.

Triệu chứng nổi bật nhất của chàm tai là ngứa ở vành tai, các mảnh da không đồng nhất và bệnh dễ bị tái phát. Giai đoạn cấp tính, da ở vùng tai sẽ xuất hiện các vết ửng đỏ, có mụn nước. Khi các mụn này vỡ sẽ chảy dịch gây ra viêm loét. Sau một thời gian tổn thương da thì phần dịch khô lại và đóng vảy.

Viêm vành tai

Viêm vành tai có nguyên nhân chủ yếu từ việc tự vệ sinh tai không tốt, do chấn thương hoặc do dị ứng, nhiễm khuẩn. Viêm vành tai được chia thành 2 loại:

Viêm mô tế bào ta

Đây là bệnh nhiễm trùng dưới da. Viêm mô tế bào tai có các triệu chứng: vành tai bị ngứa, khi gãi sẽ sưng lên, nổi ban ửng đỏ, đau, nóng rát, người bệnh có thể bị sốt, phần da bị viêm phồng rộp hoặc lún xuống tùy vào cơ địa của từng người.

Viêm màng sụn tai

Phần sụn tai cũng có thể bị nhiễm khuẩn và viêm dẫn đến tình trạng viêm với các biểu hiện đặc trưng như: vành tai bị ngứa, cảm giác ngứa có thể xuất phát từ bên trong ống tai, sau đó lan ra ngoài, chảy nước vàng, đôi khi là kèm theo mủ, sưng, nóng, đau khi ấn vào, thính giác giảm.

Viêm tai ngoài.

Nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài thường là các loại liên cầu khuẩn như S.aureus và P.aeruginosa.

Khi tai ngoài bị viêm sẽ khiến cho vành tai bị ngứa và chảy nước màu vàng tại cửa tai, ống tai sưng phù, nóng, đỏ, đau kéo dài.

Viêm tai ngoài có 2 dạng đó là cấp tính và mãn tính. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì người bệnh sẽ chỉ còn cảm giác ống tai ngoài và vành tai bị chảy ngứa dịch màu vàng.

Viêm tai ngoài là một trong những bệnh lý nguy hiểm về tai, có thể gây ra biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm mà viêm tai ngoài có thể gây ra đó là.

  • Viêm tai giữa, viêm tai trong.
  • Thủng màng nhĩ, điếc.
  • Viêm hạch bạch huyết phụ cận.
  • Viêm họng, viêm xoang mũi, viêm amidan.
  • Viêm màng não, nhiễm trùng huyết...
vicare-ngua-vanh-tai-la-benh-gi-body-1

2. Yếu tố nguy cơ làm tăng hiện tượng ngứa vành tai chảy nước vàng

  • Người có thói quen đeo tai nghe thường xuyên, đeo tai nghe ngủ qua đêm.
  • Những người nghe điện thoại nhiều, sóng điện thoại có thể làm tổn thương tai và các dây thần kinh nếu tiếp xúc quá nhiều.
  • Không vệ sinh tai sạch sẽ, thường xuyên sử dụng các vật nhọn hoặc các dụng cụ không được vệ sinh tốt để chọc ngoáy vào tai.
  • Bấm khuyên tai ở vùng sụn vành tai, vùng dái tai nhưng không đảm bảo được vệ sinh.
  • Biến chứng từ các bệnh viêm nhiễm ở tai mũi họng khác.
  • Tai bị đọng nước sau khi tắm hoặc khi bơi mà không được lau khô.
  • Chấn thương vùng mô, sụn ở vành tai khiến cho việc lưu thông máu bị tắc nghẽn, gây ra hoại tử.

3. Cần làm gì khi bị ngứa vành tai?

  • Tránh tiếp xúc với các dị nguyên: càng tránh được tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh càng tốt. Nếu bạn chưa tìm được ra nguyên nhân gây ra ngứa thì cần xem xét đến yếu tố môi trường sống, trang phục, hóa chất, các vật dụng...
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng: việc sử dụng thuốc sẽ làm giảm tức thời triệu chứng của bạn. Tuy nhiên, bất kỳ việc sử dụng thuốc nào cũng cần có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc để tự điều trị tại nhà, vì điều này có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Làm sạch vùng da tai bị tổn thương: làm sạch da giúp tránh được tình trạng bội nhiễm, tránh được tình trạng nhiễm trùng trở nên nặng nề hơn. Chú ý, không nên sử dụng nước nóng, nước nóng, hay các nước có chất kích thích để rửa vết thương, vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
  • Làm mềm da: tại vùng da bị ngứa, bạn có thể dùng thuốc Vaseline hoặc thuốc mỡ Aureomycin, dầu mè để dưỡng ẩm, làm mềm da, giảm cảm giác ngứa.
  • Chườm nóng: khi các cơn ngứa kéo dài khiến cho bạn cảm thấy khó chịu thì bạn có thể dùng khăn ấm ngâm vào nước nóng, vắt khô rồi nhẹ nhàng chườm lên vành tai để giảm đi cảm giác ngứa. Thời gian chườm nóng cần phù hợp để tránh làm tổn thương da.
vicare-ngua-vanh-tai-la-benh-gi-body-2

4. Các lưu ý cần biết khi bị ngứa vành tai chảy nước vàng

Nếu có hiện tượng ngứa kèm chảy nước vàng thì hãy dùng tăm bông, nhẹ nhàng lau khô nước vàng.

  • Không nên bôi bất kỳ loại thuốc nào lên tai để điều trị khi chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.
  • Che chắn tai bị viêm cẩn thận, nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám bệnh.
  • Hàng ngày, dùng tăm bông, thấm vào nước muối sinh lý để rửa tai nhẹ nhàng ở bên ngoài.
  • Không dùng tai nghe và hạn chế sử dụng điện thoại bên tai bị viêm.
  • Không để tai tiếp xúc trực tiếp

Xem thêm:

  • Viêm tai giữa nhỏ thuốc gì
  • Nên cẩn thận với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
  • Dấu hiệu bệnh viêm sụn vành tai là gì?